Vi khuẩn HP: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vi khuẩn Hp là một chủng vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại trong môi trường dạ dày của con người. Loại vi khuẩn này được xem là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày – tá tràng và đường tiêu hóa. Vậy khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và biết cách điều trị hợp lý.

Vi khuẩn HP là gì và lây nhiễm qua con đường nào?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter Pylori, chủng vi khuẩn này được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày – tá tràng và đường ruột. Theo thống kê của các tổ chức y tế, khoảng ⅔ dân số thế giới từng nhiễm vi khuẩn Hp và 10% trong số đó đã mắc phải các bệnh lý về dạ dày, tá tràng và đường ruột.

Vậy vi khuẩn Hp là gì hay vi khuẩn H.pylori là gì? Theo các nhà khoa học, Hp là loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường acid khắc nghiệt ở dạ dày con người. Đây là loại mang gen CagA, có khả năng làm tổn thương dạ dày, gây viêm loét và kéo theo nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có dạng hình chữ S với chiều dài khoảng 1,5 – 5 µm. Ở phần đầu của loại vi khuẩn này có 4 – 6 sợi lông mảnh, giúp chúng di chuyển tốt hơn trong môi trường dịch nhầy của dạ dày. Hp thường trú ngụ nhiều nhất ở những vùng như hang vi dạ dày, thân vị và tá tràng.

Ban đầu, loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào bao tử người, làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa và gây viêm loét niêm mạc. Quá trình tổn thương niêm mạc dạ dày thường không gây ra cảm giác đau đớn và tiến triển trong thời gian dài, có thể lên đến vài năm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến phần đa người bệnh chủ quan, không có biện pháp chữa trị và loại bỏ bệnh ngay từ khi mới khởi phát.

Vi khuẩn HP là gì và lây nhiễm qua con đường nào?
Vi khuẩn HP là gì và lây nhiễm qua con đường nào?

Ngoài loại vi khuẩn Hp mang gen CagA, thì cũng có những chủng vi khuẩn không có khả năng làm tổn thương và gây viêm loét dạ dày. Chúng chỉ đơn thuần sống cộng sinh trong cơ thể người và hỗ trợ đường ruột thực hiện chức năng tiêu hóa của mình. Thêm vào đó, những loại vi khuẩn Hp này còn có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Vậy vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm hay không và qua những con đường nào? Theo các kết quả nghiên cứu, vi khuẩn Hp hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người bởi những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không rửa sạch tay trước bữa ăn là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn Hp có cơ hội gây bệnh. Bên cạnh đó, trong một số số trường hợp, việc dùng chung đồ đạc hoặc sử dụng dụng cụ y tế chưa được vệ sinh đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Cụ thể, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Miệng – miệng: Vi khuẩn Hp có thể xuất hiện trong nước bọt ở khoang miệng. Khi trực tiếp hôn môi, mớm đồ ăn, dùng chung chén đũa hoặc tiếp xúc với các giọt bắt của người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao.
  • Dạ dày – miệng: Khi bị đau dạ dày kèm theo tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ợ chua, buồn nôn và nôn liên tục,… Từ đó, những vi khuẩn Hp trong dạ dày theo dịch vị tiết ra ngoài và phát tán vào không khí, gây lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Lây nhiễm qua đường dạ dày: Việc lây nhiễm trực tiếp qua đường dạ dày thường xảy ra nhiều nhất trong các trường hợp thăm khám tại những cơ sở y tế không uy tín. Việc nội soi dạ dày bằng thiết bị chưa được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn Hp bám vào bề mặt ống và lây nhiễm sang người khác.
  • Do thói quen vệ sinh: Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là hết sức quan trọng. Phân của người mắc bệnh có thể chứa ấu trùng khuẩn Hp, do đó nếu không rửa tay thường xuyên, những loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vật dụng trung gian, ruồi bọ,…

Có thể thấy, H.pylori là một loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong sinh hoạt hàng ngày mà cần phải chủ động phòng ngừa nguy cơ lây bệnh từ sớm.

Dấu hiệu nhận biết khi dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Để có biện pháp chữa trị kịp thời, trước hết bạn cần nắm được những dấu hiệu của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn Hp gây bệnh dạ dày – tá tràng. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản mà người bệnh có thể nhận thấy:

Dấu hiệu nhận biết khi dạ dày nhiễm khuẩn HP
Dấu hiệu nhận biết khi dạ dày nhiễm khuẩn HP
  • Cảm giác đau rát, khó chịu xuất hiện ở vùng dạ dày và tá tràng.
  • Có triệu chứng buồn nôn và nôn, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Gặp tình trạng ợ hơi, ợ chua, cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản và các triệu chứng liên quan.
  • Hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể suy nhược và cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
  • Phân thay đổi bất thường, có thể lẫn máu hoặc chuyển màu đen.

Có thể thấy, khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh có những triệu chứng tương đối giống với biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Do đó, để nhận biết một cách chính xác nhất, người bệnh nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế có uy tín.

Đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày

Dựa trên cơ chế hoạt động và lây nhiễm của vi khuẩn Hp, chúng ta có thể nhận thấy rằng, bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở từng người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt và môi trường sống.

Theo đó, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp và tiến triển thành các bệnh lý về dạ dày – tá tràng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn kém, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, thói quen hôn môi trẻ của ba mẹ cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Theo thống kê, hiện có tới 70% người Việt ở độ tuổi trưởng thành từng nhiễm vi khuẩn Hp, tuy nhiên không phải ai cũng tiến triển thành các bệnh lý về đường tiêu hóa và có triệu chứng rõ ràng. Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát và phát hiện bệnh là thông qua các buổi thăm khám định kỳ.

Nhiễm khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn Hp là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Khi nhiễm khuẩn người bệnh có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở phần trên, không phải loại vi khuẩn Hp nào cũng có khả năng gây bệnh.

Nhiễm khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn HP trong dạ dày có nguy hiểm không?

Hiện có khoảng hơn 200 chủng vi khuẩn Hp khác nhau và không phải loại nào cũng gây bệnh lý. Thực tế, đa số các loại vi khuẩn Hp đều vô hại với dạ dày, thậm chí chúng còn là những vi khuẩn cộng sinh, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Chỉ một số ít vi khuẩn mang gen CagA mới có khả năng làm tổn thương và gây viêm loét dạ dày, có nguy cơ tiến triển đến ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ không xuất hiện triệu chứng bệnh lý ngay khi dạ dày bị khuẩn H.pylori tổn thương mà tình trạng này sẽ tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Có những trường hợp cần đến 30 năm kể từ khi các loại vi khuẩn Hp mang gen bệnh xâm nhập, các triệu chứng viêm loét mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, nếu người bệnh chủ quan, nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày là rất cao.

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp

Để biết chính xác người bệnh có đang nhiễm vi khuẩn Hp hay không, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhất định, cụ thể:

Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh
Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh
  • Xét nghiệm hơi thở: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị Test hơi thở Ure. Đây là một phương pháp tương đối đơn giản, người bệnh chỉ cần thở trực tiếp vào dụng cụ được bác sĩ cung cấp. Sau đó, hơi thở này sẽ được đưa vào máy phân tích, xét nghiệm và đưa ra kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm biểu đồ máu: Khi bị nhiễm khuẩn Hp, cơ thể sẽ tự sản sinh kháng thể lưu thông trong máu. Do đó, các bác sĩ có thể xác định người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp trong máu hay không thông qua việc tiến hành các xét nghiệm phân tích chuyên sâu.
  • Xét nghiệm phân: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy và xét nghiệm mẫu phân của người bệnh. Sau đó, bằng việc kiểm tra phản ứng miễn dịch, sự xuất hiện của kháng nguyên Hp Antigen, các bác sĩ có thể đưa ra nhận định về khả năng nhiễm khuẩn của người bệnh.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ tổn thương dạ dày bằng các phương pháp như nội soi, sinh thiết tế bào niêm mạc,… Từ đó đưa ra đánh giá về khả năng tác động của vi khuẩn Hp và giúp người bệnh có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách điều trị nhiễm khuẩn Hp tốt nhất cho người bệnh

Có thể thấy, vi khuẩn Hp gen CagA là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày – tá tràng và đường tiêu hóa. Vậy làm thế để tiêu diệt chủng vi khuẩn này và khắc phục các triệu chứng của bệnh một cách triệt để? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhiễm khuẩn Hp, bao gồm cả việc sử dụng thuốc Tây, Đông Y và các mẹo dân gian tại nhà. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.

Các loại thuốc Tây trị nhiễm khuẩn Hp

Sử dụng thuốc Tây để tiêu diệt vi khuẩn Hp là phương pháp phổ biến nhất, được áp dụng với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh. Đây là phương pháp điều trị có cơ sở khoa học và khả năng phát huy tác dụng nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn Hp:

Các loại thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh
Các loại thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh
  • Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm Amoxicillin, Metronidazol, Tinidazol,… Đây là những loại thuốc phù hợp nhất, có khả năng tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn Hp trong dạ dày, thường được chỉ định sử dụng kết hợp với một số loại thuốc cải thiện triệu chứng khác.
  • Thuốc ức chế bơm Proton giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày như Omeprazole, Esomeprazole,…
  • Thuống kháng thụ thể H2 như Cimetidin, Famotidin,…
  • Thuốc ức chế quá trình tiết acid dịch vị: CaCO3, NaHCO3,…
  • Thuốc tráng men giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự phá hủy của vi khuẩn Hp: Prostaglandin, Sucralfate,…

Các loại thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên không được khuyến khích sử dụng lâu dài bởi nguy cơ gây tác dụng phụ cao. Tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu để kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh lý. Đồng thời, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc trong thời gian điều trị.

Các bài thuốc Đông Y trị nhiễm khuẩn Hp

Các bài thuốc Đông Y trị nhiễm khuẩn Hp đã được có từ lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài và phù hợp với nhiều người bệnh, giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do việc sử dụng thuốc Tây.

Bài thuốc Đông Y sử dụng các dược liệu tự nhiên, được gia giảm tùy theo thể trạng của từng người bệnh nhằm tập trung điều trị tận gốc, đào thải vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể. Đồng thời bảo vệ niêm mạc, chữa lành tổn thương và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày.

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 8g hoàng liên, 20g đại mạch, mai mực, 6g quốc lão, 2g thù du, 16g hoàng cầm, 12g đại táo và thủy hoàng chi, đem sắc lấy nước thuốc trên lửa nhỏ liu riu. Mỗi ngày người bệnh cần dùng một thang, chia làm 2 lần uống.
  • Bài thuốc số 2: Với bài thuốc này, các chuyên gia Đông Y sẽ kết hợp 3 loại dược liệu là vỏ vối rừng, mao truật và quả chấp non, dựa vào thể trạng và cơ địa của từng người để gia giảm liều lượng phù hợp. Đây là những thảo dược có khả năng trừ bĩ tích, hành khí và điều hòa trường vị.

Các bài thuốc Đông Y thường lành tính và an toàn hơn so với thuốc Tây, tuy nhiên đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài mới phát huy được tác dụng.

Các mẹo dân gian trị vi khuẩn Hp trong dạ dày

Bên cạnh các loại thuốc Tây và Đông Y, người bệnh cũng có thể tận dụng những dược liệu tự nhiên trong vườn nhà để trị nhiễm khuẩn Hp một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay những phương pháp sau đây:

Cách dùng lá chè dây trị khuẩn Hp
Cách dùng lá chè dây trị khuẩn Hp
  • Dùng lá chè dây: Chè dây là một loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý về đường ruột. Bạn cần chuẩn bị khoảng 10g lá chè dây khô, rửa sạch rồi tráng qua bằng nước sôi, sau đó chế thêm 150ml và hãm trong vòng 10 phút rồi uống khi còn ấm.
  • Sử dụng lá khôi tía: Loại thảo dược này có tác dụng chữa đau bụng, đau dạ dày và kiểm soát tình trạng viêm loét niêm mạc cực kỳ hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá khôi tía, rửa sạch rồi bỏ vào ấm đun cùng 300ml nước trong vòng 15 phút. Sau đó đợi nước thuốc nguội bớt thì chắt ra sử dụng.

Ăn gì, kiêng gì khi bị Hp?

Để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp điều trị khuẩn Hp, người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với thể trạng của mình. Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp người bệnh có đủ năng lượng cần thiết cho quá trình điều trị và sinh hoạt hàng ngày mà còn giúp chữa lành tổn thương, kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Cụ thể, khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần tích cực bổ sung những thực phẩm sau:

  • Các loại trà xanh và trà đen có tác dụng kháng khuẩn và chữa lành tổn thương.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hoa quả và trái cây tươi, các loại rau có màu xanh đậm để tăng cường Vitamin, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Các nguyên liệu tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và cải thiện chức năng tiêu hóa: Mật ong, nghệ, gừng, tỏi,…
Người bệnh cần hạn chế ăn Socola khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
Người bệnh cần hạn chế ăn Socola khi bị nhiễm vi khuẩn Hp

Bên cạnh câu hỏi vi khuẩn H Pylori là gì và cách điều trị ra sao, những thực phẩm cần tránh trong quá trình điều trị cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, bạn cần hạn chế những thực phẩm sau:

  • Socola và các loại kẹo, đồ uống chứa nhiều Socola.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo không lành mạnh.
  • Đồ ăn cay, nhiều gia vị như tiêu, ớt, mù tạt,…
  • Các món ăn chứa nhiều muối làm rối loạn độ nhầy và lớp màng bảo vệ niêm mạc.
  • Các món ăn được muối chua kích thích tình trạng viêm loét trong dạ dày.
  • Các loại đồ uống có cồn, cà phê, chè đặc, chất kích thích và hạn chế uống sữa, đặc biệt là khi đói.

Những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh

Như đã chia sẻ ở phần trên, vi khuẩn Hp xâm nhập và phát triển trong dạ dày có thể gây ra tình trạng viêm loét nặng, dẫn đến các bệnh lý về dạ dày – tá tràng, đặc biệt là ung thư dạ dày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường phức tạp, do đó bạn cần chủ động phòng ngừa từ sớm. Hay thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày theo những nguyên tắc sau đây để bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện của cơ thể:

  • Tránh xa những món ăn không đảm bảo vệ sinh, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao đặc biệt là những đồ được bày bán trên vỉa hè.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, không nên dùng quá nhiều đồ cay nóng, đồ uống có gas.
  • Tránh việc dùng chung thìa, đũa và các đồ dùng cá nhân khác như khăn mặt, bàn chải,…
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủng vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.

Ẩn