Axit dạ dày là gì? Những vấn đề thường gặp và cách kiểm soát
Axit dạ dày là thuật ngữ y khoa thường xuyên được sử dụng mỗi khi đề cập đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng đã hiểu rõ về loại axit tự nhiên này. Vậy axit trong dạ dày là gì, chúng có công dụng ra sao đối với hoạt động tiêu hóa? Để có câu trả lời chính xác, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Axit hay acid dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa nói riêng và đối với sức khỏe con người nói chung. Đây là một chất dịch tự nhiên, được tiết ra bên trong niêm mạc dạ dày trong quá trình chuyển hóa từ tế bào Oxyntic thành Clohydric.
Vậy axit trong dạ dày là axit gì? Chất dịch này có tên khoa học là Axit Clohydric. Theo các nghiên cứu, axit dạ dày được bao tử tự động tiết ra theo 3 giai đoạn, tương ứng với mục đích của quá trình tiêu thụ thức ăn:
- Giai đoạn 1 (diễn ra ở não bộ): Quá trình tiết axit được xuất phát từ trung tâm của não bộ. Khi thức ăn đi vào dạ dày, dây thần kinh phế vị sẽ cảm nhận được mùi vị của chúng và gửi phản ứng về hệ thần kinh trung ương. Sau đó, khoảng 30% lượng axit cần thiết được tiết ra trong giai đoạn này để phục vụ cho quá trình tiêu hóa.
- Giai đoạn 2 (diễn ra ở dạ dày): Có khoảng 60% lượng axit được tiết ra liên tục trong giai đoạn này để phục vụ quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn.
- Giai đoạn 3 (diễn ra ở ruột): Ở giai đoạn này, phần lớn lượng thức ăn đã được chuyển sang ruột sau khi trải qua sự co bóp của dạ dày. Do đó, 10% lượng axit cuối cùng sẽ được tiết ra để kết thúc quá trình tiêu hóa.
Vậy axit dạ dày mạnh cỡ nào và có thể gây ra những tác động gì đến hệ tiêu hóa? Nồng độ axit ở trạng thái cân bằng thường giao động trong khoảng 0,0001 đến 0,001 mol/L. Nếu chỉ số này cao hoặc thấp hơn mức cho phép, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:
- Axit vượt quá nồng độ cho phép (pH < 3,5): Lượng axit dư thừa có thể bào mòn thành dạ dày, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm loét, thủng và trào ngược dạ dày. Người bệnh có biểu hiện ợ hơi, ợ chua liên tục và miệng đắng.
- Acid dạ dày thấp hơn nồng độ cân bằng (pH > 4,5): Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đồng thời tăng sinh vi khuẩn dẫn đến ung thư dạ dày.
Có thể thấy, axit dạ dày có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Vì vậy, để dạ dày hoạt động hiệu quả nhất, bạn cần đảm bảo nồng độ axit dịch vị luôn ở trạng thái cân bằng.
Vai trò của axit trong hoạt động tiêu hóa
Axit dạ dày giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn trong dạ dày – ruột. Sau khi thức ăn được đưa đến dạ dày, lượng axit tiết ra kết hợp cùng với enzym tham gia vào quá trình co bóp, giúp thức ăn được nghiền nát nhanh hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Đồng thời, acid dạ dày cũng được xem là một chất xúc tác tự nhiên, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, việc đảm bảo nồng độ axit cân bằng là hết sức quan trọng.
Cụ thể, vai trò của axit dạ dày bao gồm:
- Kích thích hình thành và góp phần gia tăng hoạt tính của Pepsin: Đây là một hoạt chất có khả năng biến đổi thức ăn bằng phương pháp cắt chuỗi Protein thành các liên kết dễ đứt gãy. Lượng axit trong dạ dày có nhiệm vụ hoạt hóa
- Pepsinogen để tạo thành Pepsin, giải phóng Pepsin và phân giải Protid bằng cách phá vỡ các mô liên kết bao bọc xung quanh khối cơ. Đồng thời, duy trì một môi trường pH lý tưởng để Pepsin hoạt động tốt hơn.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Acid dạ dày có khả năng trùng hòa các loại muối khó tan khi được đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, chất dịch này còn được xem như một thành phần xúc tác, kích thích phản ứng thủy phân để tiêu hóa thức ăn. Những phản ứng này sẽ chuyển hóa các chất đạm, đường và tinh bột thành những chất hóa học đơn giản hơn, giúp dạ dày hấp thụ dễ dàng hơn.
- Sát khuẩn đường ruột: Axit Clohydric còn có khả năng sát khuẩn cực kỳ tốt, giúp loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột và ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào cơ quan tiêu hóa. Loại axit này đặc biệt có tác dụng với vi khuẩn Hp – chủng vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày.
Những vấn đề thường gặp về axit dạ dày
Nồng độ axit vượt quá hay thấp hơn mức cân bằng đều có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho người bệnh. Dư axit dịch vị dạ dày có thể gây viêm loét, trào ngược hay thậm chí là thủng dạ dày, trong khi đó nồng độ axit quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Tình trạng dư axit dạ dày
Như đã chia sẻ ở phần trên, tình trạng dư axit dạ dày xảy ra khi nồng độ axit cao hơn 0,001 mol/l. Hiện tượng này phổ biến hơn so với vấn đề thiếu axit. Vậy axit dạ dày tăng là do đâu?
Người bệnh bị dư axit dạ dày có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Việc sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có gas và rượu bia có thể khiến thành dạ dày bị bào mòn, dẫn đến tăng tiết axit và gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Ăn quá nhiều món cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,…
Sự bận rộn trong công việc và cuộc sống khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi và tăng áp lực lên hệ thần kinh, từ đó dẫn đến hiện tượng tăng tiết axit trong dạ dày. - Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya cũng có thể là nguyên nhân làm mất cân bằng nồng độ axit.
Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện dư axit dạ dày như:
- Bụng đầy hơi, căng chướng và khó chịu.
- Ợ chua liên tục, vị chua đọng lại trong miệng, kéo dài không hết.
- Nước tiểu có màu sẫm đục bất thường.
- Hoạt động tiêu hóa rối loạn dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu minh mẫn, rất khó để tập trung trong công việc hàng ngày.
Đây là những dấu hiệu dư acid dạ dày đặc trưng, tuy nhiên mức độ và tần suất có thể khác nhau ở từng người bệnh. Nếu tình trạng dư axit dạ dày không được kiểm soát đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược axit dạ dày. Sự tăng tiết dạ dày kéo dài có thể khiến niêm mạc bị viêm loét, thậm chí là dẫn đến thủng dạ dày.
Tình trạng thiếu axit dạ dày
Bên cạnh câu hỏi dư axit dạ dày là gì, tình trạng thiếu axit cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Hiện tượng này xảy ra khi dạ dày không còn khả năng sản xuất đủ lượng axit cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tình trạng thiếu axit có thể dẫn đến nhiều vấn đề về đường ruột, cản trở quá trình chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, thậm chí là gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và tăng nguy cơ ung thư.
Nguyên nhân gây thiếu axit dạ dày bao gồm:
- Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, ăn không đủ chất khiến cơ thể giảm tiết axit, thiếu kẽm làm suy yếu lớp màng bảo vệ dạ dày.
- Sử dụng một số loại thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ, quá liều lượng hoặc lạm dụng trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt lượng axit có trong dạ dày.
- Tương tự như tình trạng thừa axit, sự căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến quá trình sản sinh axit bị ảnh hưởng.
- Một người bị thiếu axit trong dạ dày sẽ nhận thấy những triệu chứng đặc trưng sau đây:
Cảm giác đầy hơi kéo dài khoảng 1 tiếng sau khi ăn. Nguyên nhân là do lượng axit không đủ đáp ứng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, những thực phẩm ứ đọng lại sẽ dần lên men và khiến người bệnh bị đầy hơi.
- Hôi miệng do thức ăn ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và tăng sinh.
- Trào ngược dạ dày kèm theo cả lượng thức ăn tồn đọng.
- Cảm giác thèm ăn nhanh chóng khi vừa mới kết thúc bữa ăn không lâu, nguyên nhân là do dạ dày chưa tiếp nhận đủ dưỡng chất.
- Móng yếu và dễ bị gãy do thiếu các chất Vitamin.
- Khi đại tiện có thể gặp hiện tượng phân sống.
Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống hàng ngày của người bệnh, mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết hay thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, người bệnh có thể mắc phải một số bệnh lý liên quan như ban đỏ, viêm gan, tiểu đường, hen suyễn.
Cách cân bằng lượng axit và bảo vệ hệ tiêu hóa
Khi axit trong dạ dày nhiều bất thường, người bệnh cần có biện pháp điều chỉnh và chữa trị để phòng ngừa các bệnh lý liên quan.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây Y có tác dụng điều tiết nồng độ axit, làm giảm hoặc trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Đồng thời, nâng nồng độ pH lên mức 4 để tạo môi trường thuận lợi cho việc chữa lành và tái tạo niêm mạc. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định có thể kể đến như:
- Ranitidine (Zantac): Đây là loại thuốc kháng thụ thể H2, có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ.
- Nizatidine: Thuộc nhóm kháng thụ thể H2, tuy nhiên có dược tính cao hơn, cần được sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ yêu cầu.
- Thuốc Pantoprazole: Thuộc nhóm ức chế proton (PPI), có tác dụng tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giảm tiết axit dịch vị vượt quá mức cho phép.
- Famotidine (Pepcid): Đây cũng là dược phẩm thuộc nhóm kháng H2, Famotidine có thể dùng theo hai cách là thuốc đường uống hoặc truyền trực tiếp vào trong tĩnh mạch.
- Cimetidine (Tagamet HB): Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát nhanh các triệu chứng do hiện tượng axit dạ dày tăng gây ra.
- Omeprazole (Prilosec): Thuộc nhóm thuốc ức chế proton, sản phẩm này có tác dụng cân bằng nồng độ axit trong dạ dày và làm lành các tổn thương ở niêm mạc.
- Lansoprazole (Prevacid 24HR): Dược phẩm này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm tiết axit và hỗ trợ phục hồi tổn thương trong các cơ quan tiêu hóa.
- Esomeprazole: Thuốc cần được sử dụng theo đơn kê. Esomeprazole có dược tính tương đối cao, do đó người bệnh nên dùng theo đúng chỉ dẫn, chú ý không nhai Esomeprazole và dùng quá nhiều nước khi uống thuốc.
Việc sử dụng thuốc tân dược điều tiết dịch axit dạ dày có thể kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng quá mức gây kháng, nhờn thuốc hoặc điều trị nhiều ngày không có hiệu quả. Thậm chí gây ra một số triệu chứng khó chịu như nổi mụn nhiều, bụng căng chướng, táo bón, buồn nôn, phát ban và đầu óc quay cuồng, choáng váng.
Dư axit dạ dày và cách điều trị bằng thuốc Đông Y
Nếu không muốn sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể đến các nhà thuốc cổ truyền để được thăm khám và tư vấn cách điều trị. Theo Đông Y, acid trong dạ dày cao là do can và tỳ suy yếu, dẫn đến khí huyết ứ trệ, làm ảnh hưởng đến dịch vị dạ dày. Do đó, các bài thuốc thường tập trung cải thiện triệu chứng, đồng thời điều hòa cơ thể kết hợp với bồi bổ Can, Tỳ, Vị.
Đây được xem là phương pháp an toàn và phù hợp để điều trị lâu dài hơn so với các loại thuốc Tây. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây, lưu ý liều lượng thuốc sẽ được giả giảm tùy theo từng trường hợp.
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các vị thuốc khẩu kỳ, tôm tray, sơn khương, củ mài, cát căn, táo đen, hoài sơn, lá lốt, thương xác, kết hợp với sài hồ, giả tô, bạch đậu, hạt sen và rau má. Gia giảm liều lượng tùy theo thể trạng của người bệnh, sau đó bỏ vào ấm sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị thương xác, bán hạ mỗi vị 10g, củ mài, phấn cát mỗi loại 16g, phòng sâm, cây cỏ xước mỗi vị 20g, kết hợp cùng 12g trôm lay và trần bì. Đem tất cả các dược liệu rửa sạch rồi bỏ vào ấm sắc hai lần, mỗi ngày dùng 2 bát nước thuốc sau khi ăn.
Axit trong dạ dày nhiều và mẹo dân gian cải thiện tại nhà
Với những trường hợp dư hoặc thiếu axit ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau đây:
- Dùng mật ong và nghệ: Mật ong và nghệ là hai dược liệu thường được kết hợp trong các bài thuốc trị bệnh về đường tiêu hóa. Người bệnh có thể giã nát nghệ tươi rồi pha với mật ong nguyên chất và uống trực tiếp. Cách chữa này có hiệu quả chống viêm cao, giảm đau dạ dày và điều chỉnh độ pH một cách nhanh chóng.
- Sử dụng gừng tươi: Bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để trị bệnh tại nhà bằng cách rửa sạch và thái thành những lát mỏng, ngâm vào nước nóng rồi uống hoặc ngậm trực tiếp trong miệng để giảm tiết axit dạ dày.
Cách phòng ngừa các vấn đề liên quan đến axit dạ dày
Như đã chia sẻ ở phần trên, tình trạng dư hoặc giảm tiết axit dạ dày chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần lưu ý:
- Duy trì thói quen ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày, kết hợp với các loại nước ép trái cây, tăng cường các loại rau xanh,… trung hòa axit và giảm tình trạng trào ngược.
- Mỗi ngày nên dùng một lượng tỏi sống vừa đủ để hỗ trợ diệt khuẩn bên trong dạ dày.
- Dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để tăng cường bổ sung Omega 3 và Omega 6, giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ tối đa,
- Hạn chế ăn ớt, hạt tiêu, socola và các thực phẩm tạo axit.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc và thường xuyên giữ đầu óc thư giãn, tỉnh táo.
Axit dạ dày có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc thay đổi nồng độ axit thất thường có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa và chữa trị từ sớm, nhằm cân bằng axit và bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.