Đau thượng vị là gì và các phương pháp điều trị hiệu quả

Đau thượng vị là những cơn đau bất thường, xuất hiện đột ngột ở ngay dưới lồng ngực và xương sườn. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa và sẽ tiến triển nặng theo thời gian, sau đó lan sang những bộ phận khác trên cơ thể. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích nhất về bệnh lý này.

Đau thượng vị là ở đâu?

Theo giải phẫu học, thượng vị là khu vực trung tâm nằm ngay dưới xương sườn, phía trên ổ bụng và cạnh mép sườn. Đây là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra hơi thở và duy trì hoạt động hô hấp cho cơ thể con người.

Đau thượng vị là ở đâu?
Đau thượng vị là ở đâu?

Khu vực thượng vị tập trung nhiều cơ quan quan trọng như một phần dạ dày, gan, tụy và tá tràng. Vì vậy, hiện tượng đau tức ở vùng thượng vị có thể liên quan đến một số vấn đề về đường tiêu hóa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Vậy đau vùng thượng vị là gì? Đây là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng đau tức âm ỉ ở phía trên ổ bụng. Hiện tượng này là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tiến hành thăm khám ngay khi triệu chứng mới xuất hiện.

Nguyên nhân gây đau thượng vị âm ỉ

Theo các chuyên gia, tình trạng đau thượng vị dạ dày có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Các nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh
  • Khó tiêu: Đây là triệu chứng thường gặp sau khi ăn. Thông thường, dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid để tiến hành quá trình tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lượng acid này có thể kích thích niêm mạc, gây ra tình trạng khó tiêu. Lúc này, người bệnh có thể bị đau hoặc nóng rát vùng thượng vị, kèm theo các triệu chứng ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng,…
  • Trào ngược acid dạ dày – thực quản: Đầy là hiện tượng thức ăn hoặc acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Người bệnh sẽ gặp phải những cơ đau rát ở vùng thượng vị, cổ họng, đi kèm với triệu chứng ợ nóng, khàn giọng, cảm giác mắc nghẹn trong cổ và ho liên tục. Những triệu chứng này có thể tiến triển nặng theo thời gian, gây viêm thực quản và nhiều bệnh lý khác nguy hiểm khác.
  • Cơ thể không dung nạp Lactose: Ở trường hợp này, cơ thể người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị, đầy hơi chướng bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Thoát vị cơ hoành: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh gặp một tai nạn tác động đến vùng thượng vị, khiến một phần dạ dày bị đẩy vào cơ hoành thông qua những lỗ hổng ở thực quản. Ngoài cảm giác đau tức vùng thượng vị, người bệnh có thể bị đau họng, khó nuốt, ợ hơi thường xuyên, đau lan ra sau lưng.
  • Viêm thực quản: Thực quản bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị âm ỉ. Tình trạng này có thể liên quan đến rối loạn acid dạ dày, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng hoặc việc lạm dụng thuốc sai cách trong thời gian dài. Người bệnh sẽ nhận thấy vị acid bất thường trong miệng, cảm giác nóng rát, khó nuốt ở cổ họng.
  • Barrett thực quản: Xảy ra khi các mô tuyến ở thực quản bị mở rộng quá mức, do thói quen hút thuốc, lạm dụng rượu bia,.. Tình trạng này có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
  • Viêm dạ dày: Đây là một trong những bệnh lý về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn Hp vào niêm mạc dạ dày. Bên cạnh triệu chứng đau ở vùng thượng vị, người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và khó chịu ở ngực trên, nôn ra máu hoặc bã cà phê, đại tiện lẫn máu hoặc phân đen với những trường hợp xuất huyết.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương do nhiễm khuẩn hoặc lạm dụng một số loại thuốc chống viêm không Steroid trong thời gian dài, gây đau nhói ở vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, xanh xao và hô hấp khó khăn.
  • Rối loạn tuyến mật: Các vấn đề ở tuyến mật bao gồm sỏi mật và viêm túi mật có thể là nguyên nhân gây tạo ra khối u ở vùng thượng vị. Ở trường hợp này, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như da và tròng mắt vàng, phân có màu đất sét,…

Ngoài ra, hiện tượng đau thượng vị có thể xuất phát từ việc ăn quá nhiều khiến dạ dày quá tải và giãn nở quá mức, thói quen lạm dụng rượu bia khiến dạ dày bị tổn thương. Đồng thời, sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể là yếu tố gây bệnh.

Các triệu chứng đau thượng vị thường gặp

Vùng thượng vị là khu vực chứa nhiều cơ quan quan trọng như ống thực quản, dạ dày, gan, ruột non và tuyến tụy. Do đó bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở những cơ quan này đều có thể dẫn đến đau thượng vị từng cơn. Chính vì vậy, các triệu chứng kèm theo ở mỗi trường hợp đều khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Các triệu chứng kèm theo tình trạng đau thượng vị
Các triệu chứng kèm theo tình trạng đau thượng vị

Ngoài những cơn đau vùng thượng vị bên phải hoặc bên trái, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau dạ dày.
  • Ợ hơi và ợ nóng thường xuyên, kèm theo cảm giác nóng rát ở lồng ngực.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Bụng béo bất thường, mắc chứng khó tiêu, đầy hơi.
  • Chán ăn, cân nặng sụt giảm, buồn nôn và nôn.
  • Cơn đau thượng vị nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh vận động, sau khi ăn hoặc đại tiện.
  • Cổ họng đau, giọng khàn đặc.

Bên cạnh đó, với những trường hợp có thể gặp phải tình trạng khó thở, cơn đau lan đến cánh tay, tim đập nhanh bất thường. Đau thượng vị triệu chứng này được giải thích là do một số vấn đề liên quan đến tim mạch gây ra. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn đau tim có thể kéo đến và khiến người bệnh đột quỵ.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau quặn thượng vị

Đau vùng thượng vị kéo dài là một triệu chứng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý, triệu chứng đau thượng vị bên trái hay bên phải và thói quen sử dụng thuốc khi tiến hành thăm khám lâm sàng.

Sử dụng kỹ thuật nội soi để xác định rõ nguyên nhân
Sử dụng kỹ thuật nội soi để xác định rõ nguyên nhân

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra thể chất để chẩn đoán tình trạng đau bụng thượng vị âm ỉ, cụ thể:

  • Chụp X – quang: Thông qua hình ảnh thu được, các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và phân tích khu vực thượng vị, thận, bàng quang và niệu để phát hiện những bệnh lý có liên quan.
  • Kỹ thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi đưa trực tiếp vào đường tiêu hóa để đánh giá mức độ tổn thương, trong một số trường hợp cần thiết các bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xác định những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu gây đau tức vùng thượng vị.
  • Xét nghiệm máu: Bằng việc xác định lượng máu bất thường ở các cơ quan, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị, đồng thời đánh giá chức năng và hoạt động của gan, tuyến tụy,…
  • Kiểm tra hoạt động của tim: Để xác định triệu chứng đau thượng vị có liên quan đến những vấn đề về tim mạch hay không, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điện não đồ hoặc các xét nghiệm căng thẳng.

Cách điều trị đau thượng vị hiệu quả và an toàn

Với một số trường hợp đau thượng vị cấp ở mức độ nhẹ, tình trạng đau rát ở vùng thượng vị có thể biến mất trong vài giờ mà không cần có biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài và có xu hướng chuyển biến nặng hơn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc Tây trị đau quặn vùng thượng vị

Các loại thuốc Tây thường được chỉ định để kiểm soát cơn đau ở thượng vị, đặc biệt là khi người bệnh có dấu hiệu nôn mửa liên tục. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng hạn chế sự sản xuất acid dư thừa trong dạ dày, giảm tình trạng viêm loét và điều trị nhiễm trùng.

Một số lọa thuốc Tây giảm đau nhanh chóng
Một số lọa thuốc Tây giảm đau nhanh chóng

Một số loại thuốc phổ biến:

  • Thuốc kháng axit: Bao gồm các loại thuốc chứa muối nhôm và magie, có tác dụng giảm đau, cản trở quá trình sản xuất acid dư thừa và cải thiện tình trạng đau rát ở thượng vị.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Có tác dụng giảm tiết acid và thường được kê đơn để điều trị viêm loét dạ dày.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm, sốt. Tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều khiến tình trạng tổn thương bên trong chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp giảm đau tại nhà

Với trường hợp đau ở mức độ nhẹ, không liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà như sau:

  • Dùng nước ép lô hội: Chuẩn bị vài cây nha đam, rửa sạch và tách lấy phần thịt lá. Sau đó bỏ vào máy ép lấy nước, sử dụng ngay trước khi ăn để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày.
  • Uống trà gừng: Chuẩn bị vài lát gừng tươi, đem hãm với nước sôi và uống ngay khi còn ấm. Phương pháp này có khả năng trung hòa axit, giảm viêm và điều trị các vấn đề về dạ dày.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc là một thức uống bổ dưỡng, thường được sử dụng để cải thiện tình trạng khó tiêu, làm dịu cơn đau ở dạ dày và giảm chứng ợ nóng. Đối với phương pháp này, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc được chế biến sẵn, pha với nước sôi và uống ngay khi còn ấm.

Đông Y trị đau thượng vị kéo dài

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các thầy thuốc Đông Y có thể chỉ định những bài thuốc khác nhau để cải thiện tình trạng đau tức. Đồng thời Đông Y cũng quan niệm rằng, chứng đau thượng vị chướng bụng có thể xuất phát từ sự suy yếu của can tạng, khiến khí cơ uất trệ gây đau nhức.

Một số bài thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả
Một số bài thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả

Một số bài thuốc Đông Y thường được chỉ định trong trường hợp u thượng vị do bệnh dạ dày bao gồm:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu bạch thược 12g, trúc diệp sài hồ, thương xác, tang kỳ, hương phụ mỗi vị 8g, chích thảo 4g, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 12g đinh hương, ngô thù du, bạch khương, 8g trần bì, nhân sâm, quế tích lan, 6g cam thảo, dương xuân sa và một số dược liệu khác, sắc thuốc trong khoảng 30 – 45 phút rồi để nguội và uống hết 3 thang/ ngày.

Kiêng gì, ăn gì khi gặp phải tình trạng này?

Ngoài câu hỏi đau ở vùng thượng vị là bệnh gì hay đau thượng vị là bị làm sao, việc nên ăn gì hay ăn gì cũng là điều khiến nhiều người bệnh băn khoăn. Một trong những nguyên nhân chính gây đau thượng vị là do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Chế độ dinh dưỡng không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau, bạn nên xây dựng thực đơn hàng ngày đảm bảo những nguyên tắc sau đây.

Tăng cường rau xanh khi điều trị đau thượng vị dạ dày
Tăng cường rau xanh khi điều trị đau thượng vị dạ dày

Thực phẩm cần tăng cường:

  • Các loại rau có màu xanh đậm và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Sữa chua và các loại thực phẩm có thành phần chứa Probiotic nhằm cải thiện hoạt động tiêu hóa.
  • Thực phẩm được nấu kỹ, ninh nhừ để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Các loại hoa quả tươi, nên chọn những loại không quá chua để tránh kích thích tình trạng viêm loét.

Thực phẩm cần hạn chế khi bị đau thượng vị dữ dội:

  • Những món ăn dùng nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, sa tế,…
  • Các loại quả có vị chua gắt như chanh, cóc, xoài xanh và các thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, giấm,…
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói.
  • Thức ăn quá cứng như phần sụn, gân,…
  • Rượu bia và các chất kích thích gây tổn thương dạ dày.

Những điều người bệnh cần lưu ý trong quá trình điều trị

Đau vùng thượng vị âm ỉ có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người cao tuổi. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện và chủ động điều trị từ sớm, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để khắc phục chứng đau tức thượng vị:

  • Không nên lao động nặng, đặt đầu ở vị trí cao hơn thân người khi nằm ngủ, giảm trọng lượng cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa một ngày và có thể ăn nhẹ vào ban đêm.
  • Ăn uống đều đặn, không bỏ bữa hoặc để bụng quá đói.
  • Bổ sung sữa vào thực đơn hàng ngày để cung cấp nguồn đạm cần thiết cho cơ thể, trung hòa acid và hạn chế tiết dịch ở dạ dày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng đau thượng vị. Đây là một triệu chứng phổ biến, có liên quan đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và có biện pháp chữa trị từ sớm để tránh những hệ lụy nghiêm trọng khác. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đau ở thượng vị là bệnh gì và đau thượng vị có nguy hiểm không, cũng như biết cách xử lý kịp thời khi gặp phải tình trạng này.

Ẩn