Bị ợ chua là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Ợ chua là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý phức tạp về đường tiêu hóa mà bạn không nên thờ ơ. Để biết cách phòng ngừa và cải thiện triệu chứng ợ chua, người bệnh cần nắm rõ những thông tin cơ bản sau đây!
Ợ chua là gì và ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 65% dân số từng mắc phải chứng ợ chua, bao gồm cả mức độ nặng, nhẹ và trung bình. Vậy ợ chua là bệnh gì? Ợ chua là biểu hiện của cơ thể khi xuất hiện một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do axit dạ dày tiết ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa và bị đẩy ngược trở lại thực quản, tạo thành một luồng hơi bật ra khỏi miệng.
Luồng hơi này sẽ kéo theo cảm giác khó chịu, vị chua ở khoang miệng và một số triệu chứng điển hình khác khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Ợ chua có thể chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Vậy ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì và nguy hiểm ra sao? Câu trả lời được tổng hợp từ các chuyên gia:
- Trào ngược axit dạ dày – thực quản: Thông thường thức ăn từ thực quản được đưa xuống dạ dày qua một chiếc nắp đóng mở liên tục. Khi chiếc nắp này không thể tự đóng lại, các loại vi khuẩn và axit từ dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên thực quản, gọi là hiện tượng trào ngược. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này gồm ợ chua, buồn nôn, nôn và ho khan liên tục.
- Thoát vị hoành: Ợ chua khó tiêu hay ợ hơi cũng có thể là biểu hiện của chứng thoát vị hoành. Bệnh lý này có thể quan sát và chẩn đoán được bằng phương pháp nội soi, khi thấy một phần của dạ dày nhô lên bất thường, chèn ép lên lồng ngực gây cảm giác căng tức.
- Viêm loét dạ dày: Ở giai đoạn nặng, ợ chua được xem là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chứng viêm loét dạ dày. Cơn ợ chua kéo dài với tần suất nhiều hơn bình thường, đi kèm với những cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Vì vậy, nếu bạn thắc mắc ợ chua có phải đau dạ dày không thì câu trả lời trong trường hợp này là hoàn toàn có.
- Viêm thực quản: Tại sao ợ chua xuất phát từ bệnh viêm thực quản? Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, mang theo vi khuẩn có hại gây sưng viêm và nhiễm trùng thực quản. Mặt khác, khi thực quản bị viêm, thức ăn di chuyển xuống dạ dày cũng sẽ bị cản trở, gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng và đặc biệt là ợ hơi.
- Hội chứng ruột kích thích: Hoạt động của ruột già bị rối loạn sẽ dẫn đến hội chứng ruột kích thích với biểu hiện nổi bật là ợ chua. Căn bệnh này tuy không phổ biến tại Việt Nam nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh không thể chủ quan.
Ngoài ra, ợ chua đầy bụng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như cường tuyến cận giáp, co thắt thực quản, nhiễm khuẩn Hp, bệnh thực quản Barrett,…
Bên cạnh đó, khi gặp phải tình trạng này, nhiều chị em phụ nữ cũng thắc mắc ợ chua có phải dấu hiệu mang thai hay không? Câu trả lời là có khả năng. Bởi lẽ trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường có hiện tượng bị nghén và buồn nôn, khiến axit dạ dày bị đẩy lên nhiều, gây ra triệu chứng ợ chua tương tự như khi mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, chẩn đoán này có thể không đúng với nhiều trường hợp vì không phải mẹ bầu nào khi mang thai cũng phải trải qua tình trạng thai nghén. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe, nhận biết những dấu hiệu bất thường của cơ thể để đến thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chứng ợ chua
Để biết cách chữa trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, trước hết bạn cần nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ chua. Ngoài vấn đề bệnh lý, triệu chứng ợ chua có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:
- Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài: Khi phải chịu nhiều căng thẳng, mệt mỏi, hệ thần kinh trung ương sẽ có những rối loạn nhất định trong việc đưa ra tín hiệu “chỉ huy”, khiến lượng axit trong dạ dày tăng tiết bất thường, cản trở quá trình co bóp của nhu động ruột. Từ đó, thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu ngày sẽ bị lên men, gây ra tình trạng ợ chua.
- Rối loạn khuẩn: Sự rối loạn vi khuẩn trong dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ thức ăn, gây ứ đọng, đầy bụng và ợ chua.
- Rối loạn nhu động ruột: Khi xuất hiện bất thường ở nhu động ruột, cơn co bóp ở dạ dày sẽ không làm thức ăn chuyển xuống dưới mà đẩy ngược trở lại thực quản, dẫn đến tình trạng ợ chua.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày: Thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc và nằm ngay sau khi ăn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, nếu nạp quá nhiều đồ dầu mỡ, món cay nóng,… dạ dày của bạn cũng sẽ bị tổn thương dẫn đến ợ chua.
- Tuổi tác: Đây là yếu tố gây bệnh khó kiểm soát nhất. Càng lớn tuổi, các cơ quan tiêu hóa sẽ ngày càng bị suy giảm chức năng, cơ vòng tại thực quản và dạ dày bị giãn rộng quá mức, từ đó gây ra hiện tượng ợ chua.
Các triệu chứng ợ chua
Khi mắc chứng ợ chua, người bệnh sẽ cảm thấy hơi men thức ăn từ dạ dày cuộn trào trong cổ họng và khoang miệng. Một số trường hợp nặng còn có cảm giác buồn nôn như muốn đẩy hết các thức ăn ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng đi kèm như:
- Cảm giác đầy bụng, khó thở, nóng rát ở ngực và xương ức, đặc biệt là mỗi khi ợ xong.
- Ngực đau tức, rất khó nuốt thức ăn khi đến cổ họng.
- Miệng đắng và chua rất khó chịu.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, người nôn nao, đau đầu, chóng mặt và sụt cân nhanh chóng do không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Cảm giác buồn nôn và nôn do thức ăn tồn đọng bị đẩy ngược ra ngoài theo cơn ợ chua.
Cách chẩn đoán bệnh
Thông thường, tình trạng ợ chua, chướng bụng chỉ đơn thuần xuất phát từ hiện tượng khó tiêu, sau một thời gian ngắn điều chỉnh lại chế độ ăn triệu chứng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp có liên quan đến yếu tố bệnh lý, cần được thăm khám và chữa trị kịp thời để hạn chế những hệ lụy không đáng có.
Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng ợ chua ngày càng xuất hiện nhiều và với tần suất cao hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bằng những phương pháp sau đây.
- Chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lấy thông tin từ người bệnh về mức độ, tần suất ợ chua, tiểu sử bệnh lý và những vấn đề liên quan khác. Sau đó đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh.
- Test hơi thở: Người bệnh sẽ được yêu cầu thở hơi vào một thiết bị có gắn máy phân tích. Phương pháp này có thể kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn Hp trong hệ tiêu hóa.
- Nội soi: Trường hợp người bệnh bị ợ chua đầy bụng khó thở ở mức độ nặng, có liên quan đến một số vấn đề về đường tiêu hóa, các bác sĩ sẽ yêu cầu nội soi dạ dày để phát hiện chính xác vùng bị tổn thương. Ống nội soi hoặc viên nang có gắn camera sẽ được đưa trực tiếp vào ổ bụng, sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát các vết sưng và ổ viêm nhiễm trên màn hình hiển thị.
Trên đây là những phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào thể trạng của từng người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như xát nghiệm máu, chụp X – quang, sinh thiết,…
Ợ chua làm sao hết? – Các phương pháp cải thiện chứng ợ chua
Ợ chua là bị gì và cách chữa trị ra sao? Để trả lời câu hỏi này, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh nhân. Trong đó có thể kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc Đông Y và tận dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng tại nhà.
Thuốc Đông Y trị bệnh lâu dài
Thuốc Đông Y trị chứng ợ chua thường xuất phát từ những vấn đề bên trong cơ thể, do can tạng suy yếu làm ứ trệ khí huyết. Do đó, các bài thuốc đều tập trung điều trị từ căn nguyên, kết hợp đẩy lùi triệu chứng và bồi bổ can tạng.
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu cam thảo, râu ngô, rễ củ mài, nhân sâm, ba chìa, sơn liên, chi tử, bạch thược, đan bì, tần hội bì và liên nhục. Bỏ các dược liệu vào ấm sắc cùng 700ml nước, chờ đến khi nước thuốc cạn còn ⅓ thì chắt ra bát và uống ngay khi còn ấm, mỗi ngày sử dụng 2 lần.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc chỉ xác, ư truật, bán hạ thế, đảng sâm, viễn chí, trần bì, cam thảo, toan táo nhân, hạt sen, hoài sơn, cỏ xước, cát căn đem rửa sạch rồi bỏ vào ấm sắc cùng 4 bát nước, chờ đến khi cạn còn khoảng 1 bát thì chắt ra uống, chia làm 3 lần vào sáng, trưa và tối.
Chữa bệnh bằng Tây Y
Sử dụng các loại thuốc Tây để trị chứng ợ chua dạ dày là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, tương đối đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc Tây được sử dụng để trị chứng ợ chua buổi sáng bao gồm:
- Thuốc trung hòa axit bao gồm Mylanta, Maalox, Rolaids,… Nhóm thuốc này có tác dụng điều tiết lượng axit trong dạ dày, từ đó cải thiện triệu chứng ợ hơi.
- Thuốc hạn chế tiết axit bao gồm Pepcid, Tagamet, Zantac: Loại thuốc này có tác dụng gần giống như thuốc trung hòa axit, tuy nhiên dược tính và mức độ hiệu quả cao hơn, phù hợp với những người bị ợ chua từ trung bình đến nặng.
- Thuốc ức chế quá trình bơm Proton bao gồm Omeprazole và Esomeprazole, giúp điều tiết quá trình tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày diễn ra đều đặn hơn.
Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Bên cạnh những phương pháp kể trên, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để kiểm soát tình trạng ợ chua ăn không tiêu ngay từ khi mới xuất hiện. Phương pháp này có tính an toàn cao, nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm và cách thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên thường có tác dụng chậm, đòi hỏi sự kiên trì ở người bệnh. Một số mẹo dân gian bạn nên áp dụng ngay để đẩy lùi triệu chứng ợ chua tại nhà:
- Sử dụng gừng và nước chanh tươi: Gừng tươi rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng, chanh vắt lấy 2 thìa nước cốt. Bỏ những lát gừng vừa thái vào trong cốc nước sôi, hãm gừng khoảng 10 phút rồi thêm nước cốt chanh, khuấy đều hỗn hợp. Sau đó bạn có thể uống trực tiếp vào trước và sau bữa ăn.
- Dùng lá bạc hà: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn. Bỏ lá vào cốc hãm với nước sôi trong vòng 5 – 10 phút. Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước bạc hà vào buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bị ợ chua nên ăn gì và kiêng gì?
Bên cạnh câu hỏi bị ợ chua cần chữa trị bằng phương pháp nào, những lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng là điều được nhiều người bệnh quan tâm. Ợ chua thường xuất phát từ những vấn đề trong hệ tiêu hóa, do đó việc thay đổi chế độ ăn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh.
Cụ thể, người bị ợ chua nên bổ sung những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất đạm, hỗ trợ việc trung hòa axit dạ dày và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau củ, trái cây ít axit giúp làm sạch đường ruột và tăng cường sức đề kháng.
- Bánh mì: Phần tinh bột trong bánh mì có khả năng thấm hút axit dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng ợ chua do tình trạng dư axit.
- Các loại rau họ cải chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ làm lành tổn thương.
Bên cạnh đó, người bệnh cùng cần hạn chế những thực phẩm sau:
- Đồ ăn cay nóng, chua hoặc lên men: Những thực phẩm này có thể gây kích ứng, cọ xát vào thành dạ dày và làm tổn thương lớp niêm mạc.
- Rượu bia và các chất kích thích: Đây là thức uống không tốt cho sức khỏe nói chung và đặc biệt là hệ tiêu hóa, do đó người bệnh cần ngưng sử dụng ngay nếu muốn bảo vệ dạ dày.
Cách phòng ngừa bệnh ợ chua đau dạ dày
Triệu chứng ợ chua khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm trong hệ tiêu hóa, do đó người bệnh cần lưu ý:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết.
- Không ăn quá no hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Tăng cường rèn luyện thân thể, tham gia chưi các bộ môn thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân hay béo phì.
- Giữ tâm lý ổn định và thoải mái, không nên làm việc quá sức, thức quá khuya gây hại đến dạ dày.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng ợ chua – một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng với những tin kể trên, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về bệnh và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt hơn.