Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả 2020

Đau dạ dày là căn bệnh tiêu hóa có số lượng người mắc nhiều. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Dưới đây là các biện pháp nhận biết, phòng ngừa và điều trị đau dạ dày hiệu quả. 

Bệnh đau dạ dày có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng không trừ trẻ nhỏ
Bệnh đau dạ dày có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng không trừ trẻ nhỏ

Đau dạ dày là gì? Các thể của bệnh

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất trong cơ thể, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản. Đây cũng là bộ phận có chức năng chứa và tiêu hóa thức ăn do con người dung nạp vào cơ thể.

Khi dạ dày bị đau, chức năng đường ruột sẽ bị rối loạn, niêm mạc dạ dày bị viêm và xuất hiện những tổn thương nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, đau dạ dày hay đau bao tử là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, lượng người mắc bệnh đau dạ dày đang ngày càng tăng cao. Bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi nên bất cứ ai cũng có thể bị đau dạ dày.

Tùy thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân, tính chất và đặc điểm đau của bệnh mà người ta chia đau dạ dày thành từng loại phổ biến sau đây:

  • Đau dạ dày- cấp tính.
  • Viêm dạ dày ruột.
  • Đau dạ dày- tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Viêm dạ dày xung huyết.

Các triệu chứng đau dạ dày

Khi bị bệnh đau dạ dày người bệnh có thể sẽ gặp một dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau vùng thượng vị: Là biểu hiện đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng bụng phía trên rốn, cơn đau sẽ nhẹ, xuất hiện bất chợt. Nhưng càng về sau chúng càng gia tăng mức độ và tần suất. Cơn đau có thể lan từ bụng ra sau lưng và vòng lên ngực, xuất hiện nhiều khi đói hoặc sau ăn no.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Đây là dấu hiệu đau dạ dày thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Lý do là bởi khi dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, sinh ra triệu chứng khó tiêu, chướng bụng. Trong giai đoạn đầu, bệnh chỉ phát sinh khi người bệnh ăn quá no nhưng càng về sau thì mức độ xuất hiện càng nhiều.
  • Ợ chua, nóng rát vùng thượng vị: Là biểu hiện của đau dạ dày do thức ăn trong hệ tiêu hóa đã lên men, dịch acid tăng cao. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ợ chua, đắng miệng do dịch vị và thức ăn trào lên trên thực quản.
  • Nôn và buồn nôn: Dấu hiệu bệnh đau dạ dày tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải là tình trạng nôn và buồn nôn. Khi niêm mạc dạ dày xuất hiện những tổn thương và vết loét nghiêm trọng người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhất là khi ăn quá no hoặc quá đói.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Cảm giác đầy bụng, ợ chua, buồn nôn do đau dạ dày là nguyên nhân chính khiến người bệnh không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng. Tình trạng này nếu để lâu ngày có thể khiến cơ thể bị suy nhược, sụt cân nghiêm trọng.
  • Đi ngoài: Là triệu chứng đau dạ dày nhẹ, khi đó người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, có nhiều dịch dính hồ và ít phân. Ngoài ra một số người bệnh sẽ có hiện tượng đi ngoài nhiều, phân màu đen và mùi hôi khó chịu.
  • Bí tiện: Bí tiện cũng là một trong những triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp hiện nay ở các bệnh nhân. Lý do là bởi khi dạ dày bị tổn thương hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng chất thải đi ra ngoài sẽ tồn tại dưới dạng phân cứng, đi ngoài liên tục hoặc ngắt ngoãng thường xuyên. Đặc biệt một số người bệnh sẽ có cảm giác đi như chưa đi.
  • Nôn ra máu: Đây là biểu hiện đau bao tử khi bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng. Lúc này người bệnh cần xử lý ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên thì bệnh đau dạ dày còn được nhận biết bởi một số dấu hiệu như thiếu máu, giảm cân, xuất hiện khối u trước bụng,…

Các nguyên nhân đau dạ dày phổ biến

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây đau bao tử, trong đó điển hình nhất là một vài lý do sau:

  • Do ăn uống: Người bệnh ăn uống không khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ hoặc nhai nhanh có thể khiến dạ dày phải làm việc bất ổn, lâu ngày gây tổn thương và đau đớn.
  • Do tâm lý: Tinh thần không tốt, thường xuyên bị căng thẳng, áp lực sẽ khiến trực tràng và thần kinh bị rối loạn điều tiết, lâu ngày sinh ra căn bệnh dạ dày.
  • Sinh hoạt không khoa học: Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ngủ không đủ giấc, thức khuya hoặc nằm ngay sau khi ăn có thể khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này để lâu ngày sẽ gây suy giảm chức năng và dẫn đến các triệu chứng đau.
  • Nhiễm khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào dạ dày và tiết ra một số độc tố làm tổn thương tế bào sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và viêm loét.
  • Uống đồ uống có cồn và ga: Bia, rượu và nước ngọt không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến dạ dày bị đau, viêm nhiễm, tổn thương.
  • Uống nhiều thuốc Tây: Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm khi lạm dụng quá mức có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng dạ dày.
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này trở nặng hơn nhiều
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này trở nặng hơn nhiều

Đau dạ dày thường nằm ở vị trí nào?

Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của bao tử gồm thượng vị, môn vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, hoặc thậm chí là thực quản và tá tràng. Cụ thể:

  • Đau thượng vị: Vùng thượng vị là vùng bụng nằm trên rốn và dưới xương ức. Do đó khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, căng tức vùng bụng và rất khó chịu. Tình trạng này nếu để nặng có thể lan sang vùng ngực và vùng lưng sau.
  • Đau vùng bụng giữa: Bụng giữa là vị trí có nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng. Khi triệu chứng đau xuất hiện ở đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý trong đó có đau bao tử. Đau bụng giữa thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ơ chua,… Nếu tình trạng đau tăng nặng người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác,
  • Đau vùng bụng trên bên trái: Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh đói. Thường các cơn đau sẽ âm ỉ, khó chịu và kéo dài từng cơn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người mà cơn đau có thể nặng nhẹ khác nhau.

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán hiệu quả?

Bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia tiêu hóa, đau dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi trong nếu người bệnh phát hiện và điều trị tích cực trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng thì quá trình chữa bệnh sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Cụ thể một vài biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải khi đau dạ dày gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Những cơn đau bao tử kéo dài thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, stress. Lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc của mỗi người.
  • Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, gây ra những cơ đau tức khó chịu do không được điều trị kịp thời. Khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, chóng mặt thường xuyên,…
  • Thủng dạ dày: Nếu tình trạng viêm niêm mạc dạ dày không được khắc phục nhanh chóng thì vùng viêm nhiễm này sẽ càng tổn thương mạnh mẽ. Lâu ngày có nguy cơ thủng dạ dày, với những triệu chứng đặc trưng như đau dữ dội và đột ngột. Đối với biến chứng này, người bệnh cần nhanh chóng cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: Những trường hợp bị đau dạ dày có nhiễm khuẩn Hp thì nguy cơ đối mặt với ung thư là rất cao. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của dạ dày có tỷ lệ tử vong cao. Do đó người bệnh cần chủ động phòng ngừa và điều trị dứt điểm từ sớm, tránh ung thư dạ dày.
Nếu để đau dạ dày kéo dài lâu ngày thì người bệnh sẽ mệt mỏi, mất sức do đau nhiều
Nếu để đau dạ dày kéo dài lâu ngày thì người bệnh sẽ mệt mỏi, mất sức do đau nhiều

Để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên chủ động tìm đến các trung tâm y tế gần nhà để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh lý sớm nhất. Cụ thể một vài phương pháp khám chữa sẽ được chỉ định cho bệnh nhân đau dạ dày gồm:

  • Khám lâm sàng: Là quá trình khám bệnh dựa trên tiền sử, thói quen, triệu chứng để bác sĩ chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Dựa vào đó nếu có nghi ngờ về đau dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu cho bệnh nhân.
  • Khám cận lâm sàng: Bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, vị trí, mức độ tổn thương dạ dày. Một vài xét nghiệm thông dụng cho người bệnh gồm: Nội soi dạ dày, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra huyết thanh, tổ chức bệnh lý,…

Sau khi có được kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt và cơ địa của mỗi người. Do đó người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh ngay từ khi phát hiện ra triệu chứng.

Những biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hiện nay

Có rất nhiều biện pháp điều trị đau dạ dày, trong đó mỗi biện pháp lại áp dụng và chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Dưới đây là những cách điều trị đau dạ dày phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Điều trị đau dạ dày bằng các mẹo dân gian

Với những trường hợp đau dạ dày cấp, cơn đau còn nhẹ và mới khởi phát người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo vặt đơn giản sau đây.

Sử dụng mật ong và nghệ

Nói đến các nguyên liệu tự nhiên chữa đau dạ dày người ta không thể không nhắc đến nghệ và mật ong. Theo đó hai nguyên liệu này đều có khả năng kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ tăng chất dịch nhầy, làm lành tổn thương hiệu quả. ‘

  • Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 100ml nước ấm đem hòa chung với 10g tinh bột nghệ và 2 thìa mật ong tươi.
  • Khuấy đều dung dịch rồi dùng uống trước bữa ăn, tần suất mỗi ngày 2-3 lần là được.

Sử dụng gừng tươi

Gừng là loại gia vị tự nhiên có tính chống viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó những bệnh nhân bị đau dạ dày có thể tận dụng nguyên liệu này để chữa bệnh tại nhà nhằm giảm đau hiệu quả.

  • Người bệnh cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt vỏ rồi ép lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt gừng với một cốc nước ấm thêm ít chanh và 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Sử dụng nguyên liệu này vào mỗi buổi sáng, kiên trì thực hiện thì các cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng

Sử dụng lá tía tô

Sử dụng lá tía tô để chữa đau dạ dày là cách làm được nhiều người áp dụng xưa nay. Theo các nghiên cứu khoa học, thảo dược này có chứa các hoạt chất glycosid và tanin với khả năng se nhỏ vết loét, cải thiện tình trạng tổn thương và kiểm soát dịch axit dạ dày. Cách sử dụng lá tía tô để chữa bệnh đau dạ dày như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô vừa đủ, đem làm sạch để ráo nước.
  • Nấu với nước lọc rồi chắt nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Nước lá tía tô nên uống khi còn ấm sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị hơn nhiều.
Cách dùng lá tía tô để kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả
Cách dùng lá tía tô để kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả

Mẹo vặt dân gian chữa đau dạ dày là liệu pháp an toàn, lành tính nhưng lại không cho hiệu quả tức thì như thuốc Tây. Do đó với những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị

Dùng thuốc Tây để điều trị đau dạ dày là cách chữa bệnh cho hiệu quả nhanh nhất. Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi và mức độ bệnh lý của từng người mà các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

  • Nhóm thuốc trung hòa acid: Có tác dụng giảm lượng axit và trung hòa dịch vị trong dạ dày. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả đồng thời ngăn ngừa các vết loét lan rộng hơn.
  • Nhóm thuốc kháng axit: Giúp giảm lượng axit tiết ra trong dịch vị hỗ trợ người bệnh bớt cơn đau.
  • Thuốc ức chế Histamin H2: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm sự sản sinh dịch vị axit quá mức. Một vài loại thuốc ức chế Histamin H2 gồm: cimetidine, famotidine hoặc ranitidine,…
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Có tác dụng chính là giảm đau, chống trào ngược dạ dày và giảm axit.

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày thường có tác dụng nhanh chóng, tức thì sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên khi sử dụng quá mức người bệnh có thể sẽ đối mặt với tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, nhờn thuốc hoặc phụ thuộc vào thuốc,… Do đó khi sử dụng bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia để phòng ngừa tình trạng tái phát trở lại.

[pr_middle_post]

Điều trị bằng thuốc Đông y

Bên cạnh phương pháp điều trị đau dạ dày bằng thuốc Tây thì các bài thuốc Đông y cũng đang phổ biến. Ưu điểm của liệu pháp này chính là sự an toàn, lành tính, đơn giản mà dễ thực hiện. Hơn nữa các nguyên liệu sử dụng đều từ tự nhiên nên người bệnh khỏi lo tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y trị đau dạ dày hiệu quả:

Bài thuốc số 1

Khi có thể có triệu chứng đầy bụng, đi ngoài kèm cảm giác đau râm ran ở bụng trên người bệnh có thể áp dụng ngay bài thuốc dưới đây để điều trị dứt điểm triệu chứng. Cụ thể:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị đinh hương, can khương, ngô thù du theo định lượng 12g. Kết hợp với sa nhân, cam thảo mỗi vị 6g. Thêm trần bì, nhân sâm, quan quế 8g cùng bạch truật và một số thành phần khác.
  • Cách thực hiện: Mộc hương đem mài nhỏ sau đó cho vào ấm sắc với nước khoảng 30-40 phút. Để nước thuốc nguội rồi uống ngày 3 thang là sẽ cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị đau bao tử kèm xuất huyết trong hoặc ngoài. Cụ thể:

  • Nguyên liệu: Ô dược, đơn bì, xuyên xích thước mỗi vị 8g kết hợp với thảo linh chi, dược cần, đào nhân, tần quy, cam thảo, hồng hoa mỗi vị 12g. Thêm hương phụ 6g, chỉ xác 6g, huyền hồ 4g.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước rồi dùng liên tục trong 1 tháng để đạt hiệu quả.

Bài thuốc số 3

Những bệnh nhân đau dạ dày có cảm giác nóng rát, nôn nao có thể áp dụng khẩn cấp bài thuốc dưới đây để cải thiện triệu chứng.

  • Nguyên liệu: Bạch thược, đương quy, sinh cam thảo, bạch truật, sài hồ mỗi vị 8g. Kết hợp với phục linh 10g, uất kim 6g.
  • Cách thực hiện: Các dược liệu trên sau khi làm sạch thì cho vào bình sắc thành thuốc. Chia ngày uống 3 lần trước bữa ăn để cải thiện hiệu quả.
Các bài thuốc Đông y tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh để hạn chế tái phát
Các bài thuốc Đông y tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh để hạn chế tái phát

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Ngoài việc điều trị đau dạ dày người bệnh còn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn. Cụ thể những thực phẩm người bệnh đau dạ dày nên ăn và nên kiêng gồm.

Nên ăn gì?

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ăn thực phẩm tốt không những giảm đau, cải thiện tiêu hóa mà còn phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Những thực phẩm gợi ý mà người bệnh đau dạ dày nên bổ sung là:

  • Bánh mì: Loại thực phẩm này có tác dụng thấm dịch vị, tạo acid tốt cho dạ dày. Do đó khi sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm đau, dễ chịu hơn nhiều.
  • Các thực phẩm thô: Thực phẩm thô như ngô, đậu, hạt điều chứa rất nhiều vitamin B, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn tốt. Ngoài ra việc bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ dạ dày, chống oxy hóa tốt.
  • Sữa chua: Thực phẩm này cung cấp Probiotic và một số dưỡng chất tốt cho dạ dày. Do đó sử dụng thường xuyên sẽ loại trừ được vi khuẩn gây hại và tăng cường chức năng tiêu hóa cho dạ dày.
  • Táo: Táo chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Thực phẩm này còn có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm do chứa nhiều hoạt chất oxy hóa mạnh. Vì vậy người bệnh đau dạ dày nên bổ sung thường xuyên.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu và những thực phẩm giàu Omega 3 khác có khả năng kháng viêm, kích thích tiêu hóa hiệu quả.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và đậu: Một số thực phẩm như yến mạch, đậu bắp,… là những thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng tốt cho dạ dày.
  • Rau màu xanh đậm: Rau xanh chứa hàm lượng vitamin B cao, tốt cho người bị bệnh dạ dày. Do đó để cải thiện triệu chứng người bệnh nên tăng cường bổ sung rau bina, cải xoăn,…
  • Gừng: Bổ sung gừng trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó tiêu, ợ hơi và tăng bài tiết dạ dày hiệu quả.

Không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn thì người bệnh đau dạ dày còn cần hạn chế những thực phẩm sau đây.

  • Đồ ăn cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt là những thực phẩm có thể kích thích và tăng tiết dịch vị dạ dày. Do đó khi bị đau người bệnh nên hạn chế nhóm đồ ăn này.
  • Thực phẩm chua và lên men: Chanh, cam, quýt, kim chi có thể khiến acid trong dạ dày tăng cao. Vì vậy nếu ăn quá nhiều người bệnh có thể sẽ bị đầy hơi, khó tiêu và đau bụng dữ dội.
  • Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia và đồ uống có ga là những thực phẩm mà người bệnh đau dạ dày nên hạn chế tuyệt đối để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm do đó để phòng ngừa người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp sau đây.

  • Ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đúng bữa đồng thời tránh nằm sau ăn là cách bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân, béo phì bởi điều này có thể gây hại cho dạ dày.
  • Không thức khuya, làm việc quá mức tránh cơ thể bị stress quá mức khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn.
  • Rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Đau dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý đồng thời tích cực thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Ẩn