Đau dạ dày trong đêm: Nguyên nhân, cách điều trị an toàn, hiệu quả

Đau dạ dày trong đêm không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó chịu mà nó cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn đau dạ dày vào đêm và cách điều trị tình trạng trên như thế nào?

Đau dạ dày trong đêm là gì? Biểu hiện của bệnh

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp ở nhiều người và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Với một số người, cơn đau dạ dày có thể xảy ra đột ngột vào lúc nửa đêm và rạng sáng khiến người bệnh thức giấc.

Đau dạ dày vào lúc gần sáng khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngủ lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Người bị đau dạ dày vào ban đêm sẽ thấy mệt mỏi vào ban ngày do không được ngủ đủ giấc.

Dưới đây là những đặc điểm của cơn đau dạ dày trong đêm:

  • Những cơn đau dạ dày vào sáng sớm (khoảng 1 – 2 giờ sáng) diễn ra một cách đột ngột, cơn đau có thể lặp đi lặp lại nhiều thời điểm trong đêm, khiến người bệnh không thể ngủ tiếp. Vị trí của cơn đau thường nằm ở vùng thượng vị (dưới xương ức và trên rốn).
  • Ngoài đau vùng thượng vị, người bệnh còn thấy dạ dày có cảm giác nóng rát và cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây: Khó thở, buồn nôn, nôn, đau tức ngực, ợ chua, ợ nóng…
Đau dạ dày trong đêm khiến người bệnh khó ngủ lại
Đau dạ dày trong đêm khiến người bệnh khó ngủ lại

Nguyên nhân gây đau dạ dày trong đêm

Đau dạ dày trong đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau dạ dày vào ban đêm:

Do lối sống

Nguyên nhân gây đau dạ dày trong đêm có thể xuất phát từ lối sống chưa lành mạnh:

  • Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ: Ăn quá nhiều trong bữa tối hoặc trước khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày trong đêm. Thời gian ăn quá gần thời gian đi ngủ có thể khiến dạ dày không kịp tiêu hóa hết thức ăn, chúng cũng không có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Điều này gây áp lực lên dạ dày và gây ra những cơn đau quặn bụng khó chịu.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn và đồ nhiều dầu mỡ… sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này.
  • Uống nhiều rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid và gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Điều này có thể gây ra những cơn đau dạ dày, đặc biệt là mức độ của cơn đau thường nặng hơn khi về đêm.
  • Thường xuyên thức khuya, căng thẳng tâm lý: Ngoài chế độ ăn uống không lành mạnh, đau dạ dày trong đêm cũng có thể là hệ quả của thói quen thức khuya và stress kéo dài. Thức khuya và stress đều có thể thúc đẩy quá trình tiết acid của dạ dày. Thêm vào đó, thức khuya khiến dạ dày không có thời gian hồi phục, sửa chữa những tổn thương ở niêm mạc… Tất cả những yếu tố này đều có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày vào ban đêm.

Do bệnh lý

Tình trạng bị đau dạ dày về đêm có thể hình thành do bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Sỏi mật: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày trong đêm. Đau dạ dày do sỏi mật thường có các triệu chứng như nôn, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh và cảm thấy kiệt sức,…
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đau dạ dày là triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và trở nên viêm loét. Ngoài triệu chứng đau bụng trong đêm, người bị đau dạ dày còn bị buồn nôn, trướng bụng, ợ chua, ợ nóng, ăn không ngon, mệt mỏi (nếu có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa).
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm có thể gây ra tình trạng nóng rát và đau ở vùng thượng vị. Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày, khàn tiếng, đau họng.
  • Ung thư dạ dày: Các triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Do vậy, khi bị đau dạ dày trong đêm, bạn không nên loại trừ căn bệnh này mà nên đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, tránh để phát hiện muộn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng như đau bụng, táo bón và tiêu chảy lâu ngày. Nếu người bệnh ăn quá nhiều vào ban đêm thì nó có thể khiến dạ dày bị đau đột ngột, chướng bụng, đầy hơi…
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng dữ dội
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng dữ dội

Các nguyên nhân khác

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), corticoid…  trong thời gian dài có thể gây viêm loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày và gây đau dạ dày trong đêm.
  • Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn hoặc do thức ăn bị nhiễm hóa chất vào bữa tối có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày dữ dội.

Đau dạ dày trong đêm có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dạ dày trong đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, do vậy mức độ nguy hiểm của tình trạng này cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau dạ dày. Nếu đau dạ dày vào ban đêm xảy ra do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì nó thường không quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống thì tình trạng đau sẽ giảm nhanh.

Ngược lại, nếu đau dạ dày xảy ra do các bệnh lý ở đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị… Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi bị đau dạ dày dữ dội, tần suất và mức độ cơn đau tăng dần.

Đau dạ dày trong đêm có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời
Đau dạ dày trong đêm có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời

Điều trị đau dạ dày về đêm

Đau dạ dày đêm về sáng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp phù hợp để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Hiện nay, có 3 phương pháp thường được áp dụng để điều trị đau dạ dày là Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi phương pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, do vậy bạn có thể dựa vào tình trạng bệnh của mình để chọn lựa biện pháp chữa trị tốt nhất:

Tây y trị bệnh

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là tác dụng nhanh, giúp giảm triệu chứng đau dạ dày trong đêm hiệu quả sau chỉ  1 – 2 lần dùng thuốc.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà sử dụng, chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây chữa đau dạ dày được dùng phổ biến:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc này được dùng để điều trị đau dạ dày trong đêm ở những người mắc bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh giúp giảm viêm, kháng khuẩn nhanh chóng từ đó giúp giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
  • Thuốc kháng acid: Loại thuốc này thường được bào chế ở dạng bột hoặc hỗn dịch, chúng giúp trung hòa acid dạ dày, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị ở những người bị viêm loét dạ dày, viêm dạ dày. Trong các loại thuốc kháng acid, thuốc dạ dày chữ P và thuốc gastropulgite nhận được nhiều phản hồi tốt của người bệnh.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây trị đau dạ dày, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, tăng hoặc giảm liều khi thấy triệu chứng cải thiện vì nó có thể làm giảm hiệu quả điều trị, khiến bệnh thường xuyên tái phát.

[pr_middle_post]

Bài thuốc Đông y trị chứng đau dạ dày trong đêm

Chữa đau dạ dày trong đêm bằng thuốc Đông y được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn vì chúng sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nên an toàn hơn và có thể sử dụng được trong thời gian dài mà không lo các tác dụng phụ như thuốc Tây.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là hiệu quả chậm, chỉ áp dụng với người bị đau dạ dày nhẹ và trung bình, quá trình sắc thuốc thường tốn khá nhiều thời gian.

Bài thuốc thường được sử dụng khi bị đau dạ dày vào đêm và sáng:

  • Bài thuốc 1: Cam thảo bắc 4g, xuyên luyện 10g, tô ngạnh (cành cây tía tô), chỉ xác, trúc diệp sài hồ, củ gấu, bạch thược, phục linh, diên hồ mỗi loại 12g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lên đến khi nước cạn còn ⅔ so với ban đầu thì dừng lại. Nên thực hiện phương pháp trên hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày.
  • Bài thuốc 2: Thảo linh chi 48g, hương bồ 50g, nghiền mịn 2 thảo dược trên sau đó trộn chung với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày, lấy 1 thìa cà phê bột trên pha với nước và nên uống 4 lần/ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị binh lang (hạt cau), cam thảo bắc mỗi vị 10g, trần bì, phật thủ, quảng hoắc hương mỗi vị 15g, củ gấu 25g, la bạc tử mỗi vị 45g. Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm và sắc với 2 lít nước. Sắc lửa nhỏ liên tục cho đến khi nước rút xuống còn 250ml rồi chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên ít có tác dụng phụ
Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên ít có tác dụng phụ

Mẹo dân gian tại nhà

Đau dạ dày trong đêm thường khiến bạn gặp khó khăn khi đến bệnh viện hoặc tốn thời gian sắc thuốc. Do vậy, để cải thiện nhanh chóng triệu chứng của căn bệnh này, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian. Các mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu xung quanh nhà nên nó rất an toàn và dễ thực hiện.

Một số mẹo dân gian trị đau dạ dày trong đêm:

  • Uống mật ong ấm: Một ly mật ong ấm sẽ giúp làm dịu đi cơn đau dạ dày bùng phát lúc nửa đêm hiệu quả. Nguyên nhân là do mật ong có nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn nên nó giúp làm lành nhanh chóng những tổn thương ở dạ dày. Mỗi khi có cơn đau, bạn có thể lấy 3 muỗng cà phê nguyên chất mật ong với nước ấm để uống hàng ngày.
  • Uống trà gừng: Tương tự như mật ong, nhiều hoạt chất có trong gừng như oleoresin, tecpen có thể trung hòa acid dạ dày, hạn chế phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày. Nếu bạn bị đau bụng lúc nửa đêm, có thể cắt vài lát gừng hãm với nước sôi, thêm chút mật ong vào và uống nhằm giảm đau nhanh chóng.
  • Chườm ấm: Chườm ấm và massage bụng là việc đơn giản nhất bạn có thể làm khi bị đau dạ dày về đêm. Cách làm này không chỉ giúp gia tăng lưu thông máu trong cơ thể mà nó còn giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể lấy một chai nước ấm hoặc khăn ấm sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Lưu ý: Nên tránh chườm nhiệt độ quá cao vì có thể gây bỏng.

Phòng tránh đau dạ dày vào ban đêm như thế nào?

Tình trạng đau dạ dày đêm có thể được cải thiện khi bạn áp dụng đúng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có tái phát nhiều lần nên bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Một số biện pháp phòng đau dạ dày bạn có thể áp dụng là:

  • Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm cay nóng và thực phẩm chứa nhiều chất kích thích.
  • Bạn nên ăn vừa phải, tránh ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên cám…
  • Sau khi dùng bất kỳ phương pháp điều trị đau dạ dày nào, nếu không thấy hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang các loại thuốc khác.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, sỏi mật… và có biện pháp điều trị sớm.
  • Người bệnh cũng nên tránh hút thuốc lá, thức khuya và căng thẳng quá mức.
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, từ đó giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Không ăn quá no vào buổi tối và ăn trước khi đi ngủ để tránh dạ dày phải làm việc liên tục.
  • Ngủ sớm và tập luyện thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm stress.
  • Sau khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, nếu thấy tác dụng phụ là đau dạ dày thì hãy thông báo với bác sĩ để đổi sang một loại thuốc khác.

Đau dạ dày trong đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên khác nhau, do vậy khi có dấu hiệu bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp đau dạ dày trong đêm hiệu quả, tránh để bệnh tái phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ẩn