Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Theo thống kê, khoảng 80% người Việt có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Bị trào ngược dạ dày là gì? Căn bệnh này nguy hiểm ra sao?
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng Acid trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản theo từng đợt, làm tổn thương các mô ở thực quản và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là ợ nóng. Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa tương đối phổ biến hiện nay, được rất nhiều người quan tâm và mong muốn tìm hiểu cách chữa trị.
Vậy chứng bệnh này nguy hiểm như thế nào? Theo các chuyên gia, tình trạng trào ngược Acid có thể gây ra nhiều hệ lụy như sưng viêm đường thở, gây tổn thương và cản trở hoạt động của thực quản. Từ đó dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp như ho có đờm, viêm họng, hôi miệng, hô hấp khó khăn,… Tình trạng này thường gặp nhất ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày độ A.
Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Chảy máu ở thực quản.
- Hẹp thực quản.
- Ung thư thực quản.
Tuy nhiên, nếu chủ động chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cũng như nắm rõ các dấu hiệu của bệnh từ sớm là hết sức quan trọng.
Trào ngược dạ dày biểu hiện như thế nào ra ngoài?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý tương đối phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng đã nắm rõ và phân biệt được các triệu chứng của bệnh với vấn đề tiêu hóa thông thường. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Vùng xương ức có cảm giác nóng rát: Lượng Acid trào ngược lên thực quản sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát khắp vùng thượng vị. Hiện tượng này sẽ bắt đầu xuất hiện ở khu vực dưới xương ức và trên rốn, sau đó lan dần đến cổ họng. Đặc biệt khi người bệnh ăn, nằm hoặc cúi gập người xuống.
- Đầy bụng, khó tiêu và có hiện tượng ợ chua: Lượng Acid trào ngược cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Do đó, những thức ăn thừa chưa được tiêu hóa sẽ tích tụ lại trong dạ dày, sinh ra cảm giác căng trướng, đầy hơi, khiến người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua.
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm: Khi bạn ngủ lượng Acid dư thừa có thể trào ngược lên thực quản tạo cảm giác bỏng rát bất thường ở cổ họng. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Đồng thời khi thức dậy sẽ thấy miệng đắng ngắt, cổ họng khô và khó nuốt. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ hết sức nguy hiểm.
- Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thường xuất hiện ở giai đoạn mãn tính. Người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn. Đồng thời, lượng thức ăn trào lên thực quản cũng sẽ chèn ép vùng xương ức, cản trở hô hấp gây tức ngực, khó thở.
Bên cạnh đó khi đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Nôn mửa hoặc đại tiện ra máu.
- Bụng đau dữ dội và đột ngột vào bất cứ lúc nào.
- Cân nặng giảm đột ngột dù không theo bất kỳ một chế độ ăn kiêng hay tập luyện giảm cân nào.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hai nhóm đối tượng này có cơ thể nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn, do đó thường xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bé đau bụng dữ dội và thường xuyên nôn trớ, ăn không ngon miệng, quấy khóc và chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Đối với phụ nữ mang thai: Mẹ bầu thường có biểu hiện ợ chua, ợ nóng và cảm giác nóng rát kéo ở thượng vị.
Các nguyên nhân gây bệnh cơ bản
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách, trước hết bạn cần xác định rõ các nguyên nhân gây bệnh.
Ít ai biết rằng, nguyên nhân gây trào ngược axit trong dạ dày xuất phát từ chính những thói quen sống thiếu khoa học của người bệnh:
- Người bệnh bị béo phì, thừa cân quá mức dẫn đến tăng áp lực lên ổ bụng.
- Sử dụng quá liều lượng các loại thuốc tân dược có chứa hoạt chất như Theophylline, Ibuprofen, Aspirin, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều đồ chiên, chất béo, caffeine, đồ uống có cồn, ăn nhiều bạc hà và socola. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc hoặc sinh hoạt trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Đối với phụ nữ có thai, chứng trào ngược dạ dày có thể xuất hiện khi thai nhi phát triển lớn, tử cung được đẩy lên cao hơn bình thường và khiến vị trí của dạ dày bị thay đổi.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh như đau bụng, đầy hơi, ợ chua,… người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định rõ nguyên nhân. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng một số xét nghiệm sau đây:
- Kiểm tra độ pH và theo dõi trở kháng thực quản khi người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày như ăn, ngủ.
- Thủ thuật nội soi phần trê của đường tiêu hóa.
- Tiến hành chụp X – quang thực quản và dạ dày có cản quang.
- Xác định áp lực thực quản.
- Sử dụng Bravo không dây để theo dõi nồng độ pH trong thực quản.
Khi đã xác định được mức độ trào ngược dạ dày Hp của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh. Đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Trào ngược dạ dày cách chữa hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị trào ngược dạ dày hiệu quả, bao gồm việc sử dụng thuốc Tây, các dược liệu tự nhiên theo Y học cổ truyền kết hợp với những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó tùy vào thể trạng và điều kiện của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lựa chọn hợp lý.
Các mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị tương đối hiệu quả và không gây ra nhiều tác dụng phụ, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và thời gian khám chữa bệnh. Tuy nhiên việc áp dụng các mẹo dân gian trị bệnh thường mang lại hiệu quả chậm, chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, đang được nhiều người áp dụng:
- Dùng nghệ tươi và mật ong: Người bệnh nên sử dụng tinh bột nghệ hòa với nước ấm và 1 – 2 thìa mật ong mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh,
- Dùng lá nha đam: Chuẩn bị khoảng 200g nha đam đã làm sạch và tách riêng phần thịt lá, bỏ vào máy xay nhuyễn. Sau đó trộn cùng 500ml mật ong và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày ăn hai thìa canh vào buổi sáng và tối, kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất.
- Sử dụng hạt đậu rồng: Đậu rồng là thực vật có hàm lượng chất xơ cao, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Để tận dụng nguyên liệu này, người bệnh nên nhai 15 – 20 hạt đậu rồng trước khi ăn 30 phút, mỗi ngày hai lần vào bữa sáng và tối.
Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày
Việc sử dụng các loại thuốc Tân dược để trị trào ngược dạ dày cũng là phương pháp đang được nhiều người thực hiện. Các loại thuốc Tây có ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, thời gian điều trị nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc quá liều hoặc không đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kê đơn thuốc chính xác.
Một số loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày được nhiều bác sĩ chỉ định:
- Thuốc Gastosic: Có tác dụng giảm đau, chống viêm loét dạ dày, ức chế hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn Hp, từ đó giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
- Thuốc Gaviscon: Khắc phục các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…
- Thuốc Nexium: Ức chế quá trình bơm Proton trong cơ thể, từ đó ngăn cản Acid trào ngược lên thực quản và làm tổn thương các mô ở thực quản.
- Thuốc trào ngược dạ dày đặc trị của Mỹ: Pepto Bismol, Prilosec OTC,…
- Thuốc trào ngược dạ dày đặc trị từ Nhật Bản: Sebuberu Eisai, Gaster 10,…
Ngoài ra, với những đối tượng nhạy cảm và có thể trạng yếu như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những loại thuốc điều trị riêng:
- Thuốc trị trào ngược dạ dày cho phụ nữ mang thai: Muối Mg2, Muối nhôm và Amoxicillin.
- Thuốc trị trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ: Riopan, Maalox, Rolaids.
Đông Y trị trào ngược dạ dày
Việc điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp Tây Y thường chỉ tận trung khắc phục triệu chứng và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát. Vì vậy, nhiều người bệnh đã chủ động tìm đến những phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn như sử dụng các bài thuốc Đông Y. Cách chữa này không chỉ tập trung điều trị từ căn nguyên mà còn ít gây tác dụng phụ, đồng thời hỗ trợ bồi bổ sức khỏe và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa từ bên trong.
Dưới đây là một số bài thuốc trị trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền đang được rất nhiều người áp dụng:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 20g toan táo hạch, phòng sâm, 16g hoài sơn, ngưu tất, sơn khương, hạt sen, sát căn. 12g tiểu thảo, tần hội bì, cam thảo, 10g thương xác, bán hạ chế. Bỏ các dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống, hai ngày một thang chia làm hai lần dùng sau khi ăn.
- Bài thuốc số 2: Phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Chuẩn bị 16g tía tô, bạch truật, sơn dược, bạch biển đậu, lá đắng.
Nên ăn gì, kiêng gì khi bị trào ngược dạ dày?
Bên cạnh câu hỏi trào ngược axit dạ dày là gì hay trào ngược dạ dày là sao, việc ăn gì, kiêng gì trong quá trình điều trị bệnh cũng là điều được nhiều người quan tâm. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Do đó, người bệnh cần chủ động chữa trị từ sớm, kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn hàng ngày như sau.
Thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn khi bị trào ngược dạ dày:
- Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như: Cơm, bánh mì, khoai lang,… Đây là những thực phẩm tốt cho dạ dày, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho người bệnh. Tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều xôi, bởi món ăn này có thể kích thích tình trạng ợ chua, ợ hơi.
- Thực phẩm giàu Protein: Tăng cường sử dụng các loại thịt nạc, nhiều đạm ít mỡ để cung cấp đủ Protein cho cơ thể, hỗ trợ quá trình làm lành vết viêm loét và giảm lượng Acid dư thừa trong dạ dày.
- Các loại hoa quả, rau củ tươi: Bạn nên lựa chọn những loại quả không chứa nhiều Acid, đặc biệt tích cực sử dụng các loại rau củ có màu sẫm, giàu Vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương trong dạ dày.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa những thực phẩm có hại sau đây:
- Đồ hộp, đồ chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia.
- Các loại hải sản.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều gia vị cay nóng.
- Tuyệt đối tránh xa bia rượu và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bạn cần thay đổi lối sống theo những lời khuyên sau đây:
- Không nên nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, dừng lại khi dạ dày đã căng và có cảm giác no.
- Không nên trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
- Kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực lên dạ dày, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Kê cao gối khi ngủ để hạn chế tình trạng trào ngược Acid vào ban đêm.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đồng thời hạn chế thức khuya, căng thẳng, stress để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường tiếp diễn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi trào ngược dạ dày là như thế nào hay trào ngược dạ dày là sao và biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.