Vị trí đau dạ dày ở đâu, điều trị đau dạ dày như thế nào?

Đau dạ dày (bao tử) là tình trạng thường gặp ở nhiều người và ai cũng có thể trải qua cơn đau này ít nhất một lần trong đời. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ vị trí đau dạ dày và cách điều trị căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời những thắc mắc trên.

Dạ dày nằm ở đâu trong vùng bụng?

Dạ dày là một cơ quan có vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa. Khi chúng ta nhai và nuốt thức ăn, thức ăn sẽ xuống thực quản và di chuyển xuống dạ dày. Lúc này, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, hỗn hợp thức ăn sẽ được chuyển đến tá tràng, ruột non và ruột già.

Theo các chuyên gia, bất cứ tổn thương nào xảy ra ở các quan khác nhau trong vùng bụng đều có thể gây đau bụng, đặc biệt là đau dạ dày. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày thì bạn cần phải biết dạ dày nằm ở đâu và đau dạ dày là đau ở vị trí nào? Dạ dày là cơ quan nằm ở ở bên trái khoang bụng, bên cạnh lá lách và nằm dưới gan. Trong hệ tiêu hóa, dạ dày sẽ nằm ở dưới thực quản và trên tá tràng.

Không phải ai cũng biết rõ vị trí đau dạ dày và cách điều trị căn bệnh này
Không phải ai cũng biết rõ vị trí đau dạ dày và cách điều trị căn bệnh này

Đau dạ dày thường đau ở vị trí nào – Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào là thắc mắc của nhiều người?  Do dạ dày kéo dài từ thực quản đến tá tràng nên rất khó để xác định được vị trí đau dạ dày vì cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều nơi. Do vậy để giúp người bệnh xác định đau dạ dày ở vị trí nào, các bác sĩ thường chia vị trí đau dạ dày thành 3 vị trí thường gặp đó là:

  • Đau vùng trên rốn (vùng thượng vị): Đây là vị trí đau bao tử mà nhiều người mắc phải nhất. Cơn đau dạ dày ở vị trí này thường tập trung ở vùng trên rốn và dưới cơ hoành. Vị trí đau dạ dày này có thể khiến người bệnh gặp một số triệu chứng như: Cơn đau xuất hiện sau khi ăn và kéo dài nhiều giờ, đi kèm với đó là các triệu chứng nóng rát dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, giảm cân đột ngột.
  • Đau bụng phía trên bên trái và phải: Đau dạ dày là đau ở bên nào? Đau dạ dày có thể đau ở cả bên trái phía trên và bên phải phía trên của bụng. Đây cũng là vị trí đau dạ dày trên bụng thường gặp. Ngoài triệu chứng đau bụng, đau dạ dày ở vị trí này còn kèm theo các triệu chứng như nóng bụng, xót ruột. Mặc dù các triệu chứng trên sẽ giảm khi bạn ăn no, nhưng người bệnh lại phải đối mặt với một loạt triệu chứng mới như đầy bụng, buồn nôn và ợ chua.
  • Đau ở vị trí giữa bụng: Vị trí đau dạ dày này thường ít gặp hơn, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra. Khi bị đau ở giữa ổ bụng, ngoài các nguyên nhân khác như sỏi thận, viêm tụy, đau ruột thừa… thì bạn cũng nên nghĩ đến đau dạ dày. Nếu cơn đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu thì có thể bạn đang bị đau dạ dày.

Đau dạ dày là đau ở chỗ nào chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Để xác định chính xác bản thân mình có bị đau dạ dày hay không, bạn cần biết rõ các dấu hiệu điển hình của đau dạ dày.

Các dấu hiệu điển hình của đau dạ dày

Để xác định chính xác bệnh đau dạ dày, ngoài yếu tố đau dạ dày nằm ở vị trí nào, bạn cũng cần để ý đến những dấu hiệu khác của bệnh dạ dày như:

  • Đau bụng: Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ cả ngày ở những vị trí đau dạ dày đã kể trên, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc khi ăn quá no, triệu chứng bệnh sẽ giảm khi người bệnh ăn uống điều độ. Mức độ cơn đau sẽ khác ở từng người và phụ thuộc vào mức độ niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Buồn nôn: Người bệnh bị buồn nôn hoặc nôn do acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản hoặc miệng.
  • Ợ chua hoặc ợ nóng: Rối loạn chức năng của dạ dày có thể cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó acid dạ dày tiết ra quá nhiều dẫn tới tình trạng thức ăn lên men và gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng.
  • Khó tiêu, đầy hơi: Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bị đau dạ dày nhẹ. Triệu chứng này xảy ra khi hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị suy giảm khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết.
  • Ăn không ngon miệng, sụt cân: Triệu chứng đầy hơi kéo dài có thể khiến người bệnh chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể và giảm cân nghiêm trọng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Dù vị trí đau dạ dày ở chỗ nào thì khi bệnh trở nặng, người bệnh đều phải đối mặt với nguy cơ chảy máu ở đường tiêu hóa. Xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết ở đường tiêu hóa khi bị dạ dày là: Nôn ra máu hoặc dịch nôn có màu cà phê, đi ngoài ra máu, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu…
Đầy hơi là triệu chứng thường gặp ở người bị đau dạ dày
Đầy hơi là triệu chứng thường gặp ở người bị đau dạ dày

Cách điều trị đau dạ dày

Việc xác định được chính xác đau dạ dày ở vị trí nào là tiền đề giúp quá trình điều trị đau dạ dày của bạn hiệu quả hơn. Ba phương pháp điều trị đau dạ dày thường được áp dụng hiện nay là Đông y, Tây y và mẹo dân gian. Tùy thuộc vào vị trí đau dạ dày, mức độ của bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc Tây điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho người bị đau dạ dày nặng. Ưu điểm của nó là tác dụng nhanh và cách sử dụng đơn giản, tiện lợi có thể mang đi xa. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng ở bất kỳ vị trí đau dạ dày nào:

  • Nếu người bệnh có triệu chứng đầy hơi có tiêu thì sẽ được chỉ định dùng thuốc có chứa thành phần simethicon như Mylanta, Gas-X
  • Nếu xuất hiện triệu chứng ợ nóng, ợ chua thì người bệnh nên dùng các loại thuốc giảm tiết acid hoặc trung hòa acid như Pepcid AC, Zantac 75…
  • Nếu bệnh dạ dày gây triệu chứng táo bón thì nên dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân. Nếu bị tiêu chảy thì dùng thuốc có chứa loperamid hoặc bismuth subsalicylate.
  • Nếu bị đau dạ dày, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau như panadol, tylenol
  • Nếu bị đau dạ dày do vi khuẩn HP thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh.

Chữa đau dạ dày bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y có thành phần là các loại thảo dược lành tính nên nó rất an toàn với người bệnh kể cả khi phải sử dụng lâu dài. Nếu đã biết chính xác vị trí đau dạ dày và mức độ nghiêm của tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị bạch thược 12g, trúc diệp sài hồ, cỏ gấu, chỉ xác, xuyên khung mỗi loại 8g; cam thảo bắc khô 4g. Cho các vị thuốc trên vào ấm để sắc cùng 5 lít nước. Sắc thuốc cho đến khi nước cạn còn ⅓ lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày và thực hiện liên tục cho đến khi bệnh cải thiện.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị đinh tử hương, can khương (gừng khô), thù du mỗi vị thuốc 12g; cam thảo bắc, sa nhân mỗi vị thuốc 6g, trần bì, nhân sâm, quế quan mỗi vị 8g. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, khi nước thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa và sắc thêm 40 phút nữa. Chắt lấy nước thuốc và uống hàng ngày.
Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược lành tính nên ít gây tác dụng phụ
Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược lành tính nên ít gây tác dụng phụ

Mẹo dân gian

Nếu bị đau dạ dày nhẹ hoặc các triệu chứng của bệnh không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày thì bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện tại nhà, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Một số mẹo dân gian được áp dụng để điều trị bệnh ở các vị trí đau dạ dày khác nhau là:

  • Tinh bột nghệ: Curcumin trong tinh bột nghệ có khả năng chống oxy hóa mạnh nên nó giúp kháng viêm, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày hiệu quả. Bạn có thể pha tinh bột nghệ với nước ấm thêm chút mật ong hoặc pha với sữa để uống hàng ngày nhằm giảm triệu chứng bệnh dạ dày.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc thường được dùng để giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Trong hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nó giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt chất trong trà hoa cúc có thể cải thiện lo âu – một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bạn có thể cho hoa cúc khô vào cốc nước sôi và để trong 15 phút để các dưỡng chất có trong hoa cúc ngấm hết vào nước. Nên uống trà hoa cúc hàng ngày để giảm đau dạ dày và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

[pr_middle_post]

Phòng ngừa đau dạ dày

Tùy thuộc vào vị trí trí đau dạ dày, triệu chứng của bệnh mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi có bệnh mới chữa mà nên chủ động phòng ngừa khi bệnh chưa xuất hiện. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp phòng ngừa đau dạ dày:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên ăn uống đúng bữa, hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chiên rán… Nếu có thể, nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều một bữa để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh: Mọi người nên tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày, không thức quá khuya, không sử dụng rượu bia, và các chất kích thích.
  • Kiểm soát lo âu, căng thẳng: Lo âu, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày và khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Do vậy, bạn có thể tập thiền,  yoga hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân… để giúp tâm trạng thoải mái hơn.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra những cơn đau dạ dày. Do vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc tự ý tăng liều.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về đau dạ dày ở vị trí nào và cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có triệu chứng của bệnh ở bất kỳ vị trí đau dạ dày nào thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia để được xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Ẩn