Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm dạ dày là là bệnh lý về đường tiêu hóa tương đối phổ biến, với tỷ lệ người mắc cao lên tới 2/10.000 người là trường hợp mãn tính và 8/10.000 ở giai đoạn cấp tính. Vậy làm thế nào để nhận biết và có phương pháp điều trị bệnh từ sớm? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Đau viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là một thuật ngữ y khoa dùng để mô tả hiện tượng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn gây ra. Việc lạm dụng thuốc giảm đau hay rượu bia và các chất kích thích cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày.

Vậy viêm dạ dày tiếng anh là gì? Theo các chuyên gia bệnh viêm dạ dày trong tiếng anh là Peptic Ulcer Disease hay PUD. Đây là bệnh lý tương đối phổ biến, có tỷ lệ người mắc cao ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính.

Đau viêm dạ dày là gì?
Đau viêm dạ dày là gì?

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện đột ngột ở giai đoạn cấp tính hoặc diễn biến âm thầm, tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian đối với những trường hợp mãn tính. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm dạ dày đều có thể cải thiện nhanh tình trạng bệnh khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngoài câu hỏi về khái niệm chung của thuật ngữ “viêm dạ dày”, người bệnh cũng ngày càng quan tâm đến tình trạng “viêm dạ dày dạng nốt”. Vậy viêm dạ dày dạng nốt là gì và nguy hiểm như thế nào? Thực chất, đây là một dạng tiến triển đặc biệt của viêm dạ dày, với các vết loét nhỏ có hình dạng như hạt đậu rải đều trên niêm mạc dạ dày.

Với những trường hợp mắc phải chứng bệnh này, tốc độ phát triển của vi khuẩn nhanh và phức tạp hơn nhiều so với viêm dạ dày thông thường. Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị ngay từ sớm để bảo vệ dạ dày và toàn bộ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày bệnh học

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thường khó nhận biết, đặc biệt là với những trường hợp viêm loét do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây, bạn hãy đến ngay các cơ sở thăm khám để xác định rõ nguyên nhân:

Các triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày bệnh học
Các triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày bệnh học
  • Cảm giác nóng rát và đau đớn ở vùng thượng vị kéo đến đột ngột. Khi tiến triển đến giai đoạn mãn tính, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài hơn.
  • Đầy hơi, chướng bụng dẫn đến cảm giác chán ăn và ăn không ngon miệng.
  • Trải qua cơn khó tiêu và kích thích dạ dày, buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn. Những triệu chứng này thường kéo dài trong vòng một tuần hoặc lâu hơn tùy từng người bệnh.
  • Có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là khi ăn no.
  • Cân nặng giảm bất thường và không xác định rõ nguyên nhân.
  • Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc có lẫn máu.

Nếu người bệnh chủ quan, không có phương pháp điều trị ngay khi các triệu chứng mới xuất hiện, rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ ung thư và đặc biệt là thay đổi các tế bào ở màng dạ dày.

Những nguyên nhân gây ra viêm dạ dày

Tình trạng đau viêm dạ dày thường xảy ra khi lớp màng bảo vệ bị hư hỏng và trở nên suy yếu. Chất dịch nhầy bảo vệ thành dạ dày trước các Axit tiêu hóa tự nhiên cũng sẽ suy giảm và gây tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tiến triển nặng do một số yếu tố sau đây:

Các nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh
  • Lây nhiễm vi khuẩn: Loại vi khuẩn đặc trưng gây ra tình trạng viêm dạ dày là Helicobacter Pylori hay còn được gọi tắt là vi khuẩn Hp. Theo thống kê, một nửa dân số thế giới từng mắc vi khuẩn này và chúng có thể lây lan từ người sang người. Tuy nhiên hầu hết những người bị nhiễm đều không xuất hiện biến chứng. Ngược lại, ở một số trường hợp, vi khuẩn Hp có thể phá vỡ lớp màng bảo vệ dạ dày, tổn thương niêm mạc rất đến hiện tượng viêm loét.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Theo các bác sĩ, nhóm thuốc chống viêm không Steroid bao gồm Aspirin, Naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Cụ thể, việc sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể làm suy giảm một hoạt chất quan trọng trong niêm mạc dạ dày, từ đó làm mất khả năng miễn dịch tự nhiên và tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Chứng viêm dạ dày cũng có thể xuất phát từ lối sống của người bệnh. Cụ thể, sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn nồng độ cao sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm nhiễm.
  • Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài: Yếu tố tâm lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có viêm dạ dày. Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sau khi trải qua phẫu thuật, gặp chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày tá tràng cấp tính.
  • Yếu tố tuổi tác: Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm dạ dày ở người cao tuổi cao hơn nhiều so với người trẻ. Lý giải viêm dạ dày nguyên nhân này các chuyên gia cho biết, khi tuổi càng cao, lớp niêm mạc dạ dày càng có xu hướng bị bào mòn và mỏng dần đi.
  • Viêm dạ dày tự miễn: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể gặp rối loạn trong việc sản sinh các chất tự miễn. Các kháng thể tự tấn công chính những tế bào khỏe mạnh trong niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ lượng Vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, chứng viêm dạ dày cũng có thể liên quan đến những vấn đề về sức khỏe khác như nhiễm HIV/AIDS, ký sinh trùng và mắc bệnh Crohn,…

Viêm dạ dày có thực sự nguy hiểm? Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tiếp diễn trong thời gian dài, rất có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, chảy máu và xuất huyết dạ dày.

Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với các dấu hiệu của bệnh. Nếu nhận thấy tình trạng đầy bụng, khó tiêu hay ợ hơi kéo dài nhiều hơn 1 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng như nôn mửa, đi ngoài ra máu, phân đen, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh những hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị bệnh

Viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất ngay khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa.

Tuy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm loét ở từng người, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Đặc biệt, với những trường hợp bị viêm dạ dày do lạm dụng thuốc kháng viêm và rượu bia, người bệnh cần loại bỏ ngay các tác nhân này trước khi bước vào quá trình điều trị.

Thuốc Tây trị viêm loét dạ dày

Sử dụng thuốc Tây để trị viêm loét dạ dày là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến toàn bộ cơ thể.

Các loại thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng
Các loại thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính:

  • Thuốc kháng khuẩn Hp: Với những trường hợp viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole trong thời gian từ 7 – 14 ngày.
  • Thuốc ức chế Proton: Proton hay PPl là một loại tế bào có chức năng sản xuất axit dạ dày để phục vụ quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi thành dạ dày bị viêm loét, lượng axit tăng cao, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc ức chế bơm Proton như Omeprazole, Rabeprazole,… để giảm tiết axit. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc với liều dùng cao có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, xương hông và chấn thương cột sống.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Nhóm thuốc này bao gồm Famotidine, Nizatidine,… thường được chỉ định trong đơn kê của bác sĩ với mục đích hạn chế lượng axit phóng thích vào đường tiêu hóa. Từ đó nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc.
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng thường kèm theo một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, do đó chỉ được dùng theo đơn kê của bác sĩ.

Mẹo dân gian trị bệnh dạ dày tại nhà

Với những trường hợp viêm dạ dày nhẹ, có nguy cơ biến chứng thấp, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để đẩy lùi cảm giác đau nhức, khó chịu và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Phương pháp này đang được rất nhiều người ưu tiên sử dụng nhờ tính an toàn, tiết kiệm và tiện lợi.

Dưới đây là một số cách chữa viêm dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên đã được truyền lại qua nhiều thế hệ:

  • Sử dụng tinh bột nghệ: Nguyên liệu này chứa hàm lượng Curcumin dồi dào, rất có lợi cho hệ tiêu hóa và quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc. Bạn chỉ cần pha 2 thìa tinh bột nghệ nguyên chất với 100ml nước ấm và 1 thìa mật ong rừng, khuấy đều và dùng ngay khi còn ấm. Mỗi ngày uống 3 lần vào khoảng 30 phút trước bữa ăn chính.
  • Sử dụng nghệ và dừa tươi: Với phương pháp này, người bệnh cần chuẩn bị 1 quả dừa và vài củ nghệ tươi. Đầu tiên hãy cắt bỏ phần chóp quả dừa và đặt lên bếp đun với lửa nhỏ liu riu. Sau khoảng 30 phút thì đổ cả phần nước dừa và cùi dừa ra cốc, chia làm 3 phần để dùng trước các bữa ăn chính trong ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ đem nghệ tươi rửa sạch rồi giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt và sử dụng vào sáng hôm sau. Kiên trì thực hiện cách chữa này 3 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Kết hợp mật ong và trứng gà: Chuẩn bị vài quả trứng gà tách lấy lòng đỏ và trộn đều cùng mật ong nguyên chất, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Đông Y trị viêm dạ dày

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày xuất phát từ những rối loạn bên trong cơ thể dẫn đến huyết ứ, khí trệ, đau bụng, chậm tiêu và ợ hơi, ợ nóng thường xuyên. Đồng thời, tâm lý tiêu cực, căng thẳng, stress trong thời gian dài cũng có thể gây tổn hại can khí, suy tổn chính khí và làm giảm chức năng của tỳ vị. Do đó, các bài thuốc Đông Y thường tập trung điều trị từ căn nguyên theo các thể bệnh riêng biệt như sau:

Các bài thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả và an toàn
Các bài thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả và an toàn
  • Thể can khí phạm vị: Bài thuốc này phù hợp với những người bị đầy trướng bụng, đau vùng thượng vị lan sang hai bên hông, lưỡi có rêu mỏng, hay ợ hơi, ợ chua và táo bón liên tục. Chuẩn bị 8g chỉ xác, cúc tần biển, hồ khung, hương phụ, 12g tương ly và 4g cam thảo, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Thể hỏa uất: Bài thuốc này phù hợp với những người bệnh có biểu hiện đau rát thượng vị, miệng khô đắng, lưỡi đỏ và nhiều rêu vàng, hay ợ chua. Chuẩn bị 12g sa sâm, vân quy, khởi tử, mạch đông, 14g địa hoàng và 6g xoan trắng, sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Các bài thuốc Đông Y hầu hết đều sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn và phù hợp với nhiều người bệnh. Do đó, đây được xem là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài, có thể trị bệnh tận gốc mà không kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như một số loại thuốc Tây.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Viêm dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh có thể tiếp diễn trong thời gian dài, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, để giảm nguy cơ biến chứng và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Nếu thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế quá trình tiết axit trong dạ dày. Đồng thời tránh xa các thực phẩm có khả năng gây kích ứng vết viêm loét, đặc biệt là đồ chua, cay hoặc chiên xào chứa nhiều chất béo.
  • Tuyệt đối tránh xa các loại rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng và bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Trong thành phần của thuốc lá chứa nhiều hoạt chất có hại cho cả cơ quan hô hấp và hệ tiêu hóa. Việc hút thuốc thường xuyên có thể làm tăng lượng axit bên trong dạ dày, cản trở quá trình chữa lành tổn thương và tăng nguy cơ ung thư. Do đó, bạn nên chủ động ngừng hút hoặc tìm đến các phương pháp hỗ trợ bỏ thuốc nếu cần thiết.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh lý khác, bạn nên sử dụng những loại thuốc có chứa Acetaminophen để thay thế cho nhóm thuốc kháng viêm không Steroid. Đặc biệt, bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc không cần kê toa để không khiến tình trạng viêm nhiễm và kích ứng tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày trào ngược thực quản. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và đối tượng nào, do đó bạn cần chủ động tìm hiểu từ sớm. Việc nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả hơn!

Ẩn