Ợ hơi liên tục là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ợ hơi là tình trạng không khí ứ đọng trong dạ dày và bị đẩy ngược trở lại thực quản, sau đó thoát khỏi cơ thể qua đường miệng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các bệnh lý về đường tiêu hóa, thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh,… Để biết cách phòng phòng ngừa và xử trí kịp thời, bạn cần nắm được những thông tin sâu đây.

Ợ hơi là biểu hiện của bệnh gì?

Người bệnh có triệu chứng ợ hơi khi không khí nạp vào cơ thể ứ đọng ở dạ dày, sau đó bị đẩy ngược trở lại thực quản và thoát ra ngoài qua đường miệng. Hiện tượng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên ợ hơi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Ợ hơi là biểu hiện của bệnh gì?
Ợ hơi là biểu hiện của bệnh gì?

Theo Y học, chứng ợ hơi được chia thành 3 loại chính, đó là ợ hơi sinh lý, ợ hơi do yếu tố bệnh lý và ợ hơi ở trẻ nhỏ.

Ợ hơi sinh lý

Ợ hơi sinh lý là phản ứng của cơ thể dưới sự tác động của một số yếu tố như:

  • Ăn quá no, dung nạp vào cơ thể một lượng thức ăn lớn cùng một lúc khiến dạ dày không tiêu hóa kịp.
  • Tiêu thụ những thực phẩm có tính kích thích cao như dưa chua, ớt, tỏi,…

Ợ hơi sinh lý thường xảy ra với tần suất 3 – 4 lần/ tuần, người bệnh ăn xong ợ hơi liên tục trong khoảng 2 giờ tiếp theo. Với trường hợp này, không khí thoát ra ngoài không kèm theo axit trong dịch vị, do đó người bệnh sẽ không nhận thấy cảm giác đắng ngắt và chua ở khoang miệng.

Chứng ợ hơi ở trẻ nhỏ

Chứng ợ hơi ở trẻ nhỏ thường không liên quan đến các yếu tố bệnh lý. Theo các bác sĩ, sau khi bú trẻ nhỏ hay bị ợ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần dùng tay vỗ nhẹ để giúp bé đẩy khí thừa ra bên ngoài. Bé sẽ nhanh chóng nín khóc và không bị nôn trớ khi ngủ hoặc sau khi ăn.

Sau khi bú trẻ nhỏ hay bị ợ hơi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời
Sau khi bú trẻ nhỏ hay bị ợ hơi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời

Ợ hơi bệnh lý

Ợ hơi liên tục là bệnh gì? Ợ hơi do yếu tố bệnh lý thường diễn ra với tần suất nhiều, trong thời gian dài và rất khó kiểm soát. Sau khi ợ hơi, người bệnh còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như chua miệng, cổ họng nóng rát, đầy bụng, buồn nôn, tai đau, tiêu chảy hoặc táo bón,…

Lúc này, tình trạng ợ hơi là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Dịch vị và thức ăn trong dạ dày không được chuyển xuống ruột mà bị đẩy ngược trở lại thực quản gây ra hiện tượng trào ngược. Từ đó kéo theo các triệu chứng điển hình như ợ hơi nóng, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn và nôn. Do thói quen ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng nhiều rượu bia, tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản đang ngày càng gia tăng.
  • Viêm loét dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị bào mòn dẫn đến hình thành ổ viêm loét. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ợ hơi nhiều lần trong ngày, bụng đau, buồn nôn,… Nếu không được điều trị kịp thời, ổ viêm loét có thể biến chứng thành xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Đau dạ dày: Hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến cơ chế đóng mở thực quản bị rối loạn, gây ra triệu chứng ợ chua, ợ hơi ăn không tiêu và cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
  • Hội chứng ruột kích thích: Người bệnh có biểu hiện ợ hơi khó tiêu kèm theo tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon do hiện tượng co thắt quá mức.
  • Viêm thực quản: Axit trào ngược từ dạ dày có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn. Bệnh lý này không chỉ gây ra tình trạng ợ hơi và xì hơi liên tục mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, cổ họng đau rát nhiều ngày.

Các triệu chứng ợ hơi thường gặp

Ngoài tình trạng ợ hơi thường xuyên, người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy những triệu chứng khó chịu đi kèm như:

  • Ợ hơi và sôi bụng, ợ chua, bụng đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
  • Có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị sau mỗi lần đẩy khí thừa ra khỏi miệng.
  • Ợ và xì hơi nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tình trạng ợ hơi thường đến dồn dập sau khi nạp quá nhiều thức ăn hoặc để bụng đói trong thời gian dài.
  • Buồn nôn và nôn, do nhu động dạ dày hoạt động kém khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.
  • Người bệnh cảm thấy nôn nao trong bụng, cơ thể khó chịu.
  • Không khí dư thừa do thức ăn lên men có thể khiến người bệnh đau tức ngực và gặp khó khăn trong hô hấp.
Các triệu chứng ợ hơi thường gặp
Các triệu chứng ợ hơi thường gặp

Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cần đặc biệt chú ý:

  • Tình trạng ợ nóng diễn ra trong thời gian dài với tần suất cao, ợ hơi nghẹn cổ khiến người bệnh khó thở.
  • Bụng đau dữ dội từng cơn.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, ăn không ngon miệng.
  • Triệu chứng nôn mửa kéo đến thường xuyên gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn cần đến ngay cơ sở thăm khám gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này

Bên cạnh câu hỏi bị ợ hơi là bệnh gì hay ợ hơi là như thế nào, bạn cũng cần quan tâm đến các nguyên nhân gây bệnh.

Như đã chia sẻ ở phần trên, ợ hơi gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao ợ hơi? Theo các chuyên gia, ngoài những bệnh lý về đường tiêu hóa, ợ hơi có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này
Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này
  • Thói quen sinh hoạt: Thức khuya liên tục trong thời gian dài hay vận động mạnh ngay sau khi ăn là những thói quen xấu, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động co bóp của dạ dày. Từ đó gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nhiều triệu chứng điển hình khác.
  • Sử dụng thuốc quá liều: Việc lạm dụng quá mức một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường dạ dày và ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ và phát triển, dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa với triệu chứng đặc trưng là ợ hơi.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, dung nạp quá nhiều chất kích thích, món cay nóng cũng gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.

Nên kiêng gì và ăn gì khi bị ợ hơi?

Như đã chia sẻ ở phần trên, chế độ ăn không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng, quyết định kết quả của quá trình điều trị. Chính vì vậy, người bệnh cần thay đổi thực đơn hàng ngày ngay từ hôm nay, theo những nguyên tắc sau.

Thực phẩm nên tăng cường bổ sung để cải thiện triệu chứng:

  • Sữa chua: Món ăn này có chứa nhiều Axit Probiotic với khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, sữa chua được xem là món ăn vặt cực kỳ có lợi, phù hợp với tình trạng của những người mắc chứng ợ hơi. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên ăn sữa chua khi bụng đói.
  • Đu đủ chín: Đây là loại quả quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Theo các nhà khoa học, đu đủ chín có hàm lượng Enzyme Papain dồi dào – một hoạt chất giúp chuyển hóa Protein, giải phóng chất khí ứ đọng trong đường ruột và hỗ trợ tiêu thụ lượng thức ăn trong dạ dày.
  • Giấm táo: Dung dịch này chứa một loại Enzym đặc biệt, có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa. Đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Do đó, bạn nên sử dụng giấm táo trước ăn để cải thiện chứng ợ hơi.
Thực phẩm nên tăng cường bổ sung để cải thiện triệu chứng
Thực phẩm nên tăng cường bổ sung để cải thiện triệu chứng

Những thực phẩm cần tránh:

  • Các món chiên rán và đồ ăn nhiều dầu, mỡ động vật.
  • Không nên sử dụng các loại tinh dầu từ bạc hà, khuynh diệp,… bởi những sản phẩm này có thể gây giãn nở thượng vị, khiến triệu chứng ợ chua càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá và các loại quả chứa nhiều axit như bưởi, quýt, cam,…

Cách trị ợ hơi hiệu quả

Ợ hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giải phóng lượng khí tồn đọng trong dạ dày và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục, người bệnh sẽ gặp nhiều phiền toái, thiếu tự tin trong giao tiếp và tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý cao. Vậy ợ hơi nhiều phải làm sao? Nếu nhận thấy triệu chứng này tiếp diễn trong thời gian dài, bạn nên chủ động tìm đến những phương pháp điều trị dưới đây để cải thiện tình trạng.

Sử dụng thuốc Tây Y

Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp ợ hơi do yếu tố bệnh lý gây ra. Cụ thể, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc ức chế bơm PPI bao gồm Esomeprazol, Omeprazol và Lansoprazol có tác dụng giảm tiết axit dạ dày và cải thiện triệu chứng ợ hơi nóng dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng H2 bao gồm Cimetidin, Ranitidin và Famotidin, giúp kiểm soát nồng độ axit dạ dày và ức chế quá trình giải phóng Histamin.
  • Thuốc điều tiết hoạt động co bóp: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc như Domperidon nhằm điều hòa nhu động của ống tiêu hóa, Cisaprid với tác dụng kích thích hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày hay Metoclopramid với khả năng loại bỏ tình trạng ợ hơi và nghẹn ở cổ, đầy bụng, buồn nôn,…
  • Các loại men tiêu hóa như Enzym Go, T.pepsin,… để kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn tồn đọng trong dạ dày. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng dược phẩm này trong thời gian dài, tối đa từ 7 – 10 ngày.

Việc sử dụng thuốc Tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng xuất đến sức khỏe, do đó bạn không nên tự ý sử dụng, hãy tuân thủ đúng theo đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp tình trạng ợ hơi không thể cải thiện bằng thuốc, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật với cơ vòng ngực. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ nội soi và mổ mở, tùy theo thể trạng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất để hạn chế rủi ro.

Mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ợ hơi cảm giác nghẹn được truyền lại qua nhiều thế hệ. Những bài thuốc này không phân biệt ợ hơi sinh lý hay bệnh lý, nhưng đều có khả năng cải thiện triệu chứng tương đối tốt, rất phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cụ thể:

Uống nước chanh mật ong mỗi ngày
Uống nước chanh mật ong mỗi ngày
  • Uống nước chanh mật ong: Pha một cốc nước cốt chanh tươi với nước ấm, sau đó thêm mật ong vào khuấy đều, sử dụng ngay sau các bữa ăn hoặc mỗi khi bị ợ nấc.
  • Dùng dầu tỏi: Tỏi lột vỏ rồi tách thành các nhánh nhỏ, đem ép lấy dầu và trộn thêm với dầu đậu nành. Sau đó dùng hỗn hợp này để massage bụng, hai tay ấn và xoa trên mặt bụng theo chiều kim đồng hồ 20 phút mỗi lần.
  • Trà bạc hà: Lá bạc hà tươi nhặt và rửa sạch với nước, sau đó thả vào cốc nước sôi và chờ khoảng 2 – 5 phút rồi uống ngay khi còn ấm.

Trị chứng ợ hơi bằng Đông Y

Theo các chuyên gia Đông Y, chứng ơ hơi vào ban đêm có liên quan đến bệnh ở Tỳ vị, thường xuất hiện ở những người bị đau dạ dày, viêm loét niêm mạc,.. Do đó, cần tập trung điều trị từ căn nguyên với mục đích chung là giáng khí hòa vị.

Theo đó, nhiều bài thuốc đã được nghiên cứu từ lâu đời, sau đó được các danh y ghi chép và truyền lại đến ngày nay, tiêu biểu:

  • Sơ can bình vị tán: Loại thuốc này được nghiên cứu bởi Trung tâm nghiên cứu Thuốc Dân Tộc, là sự kết hợp hài hòa hơn 20 vị thuốc khác nhau với liều lượng tối ưu nhất. Sơ can bình vị tán có tác dụng bổ trợ hoạt động tiêu hóa, diệt khuẩn, chữa lành niêm mạc, trị chứng ợ hơi đau dạ dày và nhiều bệnh lý khác. Thông thường người bệnh sẽ giảm chứng ợ hơi sau 7 – 10 ngày, đối với trường hợp xuất hiện triệu chứng do viêm loét, người bệnh cần duy trì sử dụng trong 15 – 60 ngày.
  • Bài thuốc khác: Sử dụng các nguyên liệu 20g rau mã đề, cây dâu tằm, dây má, 10g trần bì, động lượng, diệp hạ châu, 16g hắc táo nhân, cây cỏ mực, đảng sâm, cây gỏi cá, cùng 10g cam thảo và thục địa, đem các dược liệu rửa sạch rồi sắc với 2 lít nước, chờ đến khi cạn còn ⅓ thì uống ngay khi cơn ấm.

Lời khuyên từ chuyên gia về cách phòng ngừa chứng ợ hơi

Ợ hơi sinh lý hay bệnh lý đều gây ra những cản trở nhất định trong hoạt động thường ngày của bạn, làm giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Do đó, để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý:

  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, táo, đu đủ,…
  • Tránh sử dụng những món chiên qua dầu cũ, đồ ăn tẩm nhiều gia vị cay, nóng và các thực phẩm lên men.
  • Uống đủ nước để tích cực hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
  • Nên tập trung khi ăn, không làm việc khác hoặc ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
  • Ăn vừa đủ và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều vào cùng một bữa.

Ợ hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan nếu nhận thấy triệu chứng này tái phát thường xuyên với tần suất cao. Hãy chủ động thăm khám từ sớm đề phòng ngừa những hệ lụy không đáng có!

Ẩn