Kỳ thảo nữ nhân: Nữ lương y biến “Trinh nữ hoàng cung” thành bài thuốc phụ khoa truyền đời (Kỳ 1)
Từ xa xưa đã có nhiều truyền kỳ mạn lục về sự ra đời bài thuốc chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường, nhưng không rõ ràng về tính thực hư. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc, phóng viên chuyên trang chúng tôi đã ngược dòng lịch sử tìm về gốc rễ bài thuốc. Mời các bạn đón đọc!
Nằm tại số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội) và Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đã có 5 đời làm nghề chữa bệnh cứu người, nổi danh tại đất Hà Nam từ 150 năm trước.
Cụ Đỗ Minh Tư (1852 – 1875), Đỗ Minh Mon (1872 – 1975), Đỗ Minh Tôn (1911 – 1933), Đỗ Thị Hiển (1933) và lương y Đỗ Minh Tuấn (1982) đều là những cái tên đã làm rạng danh dòng họ. Nhà thuốc có nhiều bài thuốc hay giúp đánh bại bệnh xương khớp, nam khoa, mề đay, tai mũi họng và phụ khoa. Trong số đó, bài thuốc phụ khoa (hiện tại có tên là Phụ khang Đỗ Minh) được ra đời nhờ công sức tìm tòi, nghiên cứu và hình thành bởi người con gái duy nhất của dòng họ theo đuổi nghề y – cụ Đỗ Thị Hiển. Để hiểu hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi loạt bài “Nguồn gốc ra đời bài thuốc” trên chuyên mục Phụ khoa. |
Năm tháng “ăn sương ngủ rừng” và khát khao cứu người của nữ thanh niên xung phong
Để kể về truyền kỳ lịch sử của bài thuốc phụ khoa dòng họ Đỗ Minh, chúng ta không thể không nhắc đến giai thoại những năm kháng khiến 1957, khi đó cô thiếu nữ Đỗ Thị Hiển mới vừa tròn 24 tuổi. Tuy vậy nhưng người con gái ấy không quản khó khăn, hiểm nguy, vẫn băng băng cùng đội nữ thanh niên xung phong san đường, lấp hố bom nhằm đảm bảo thông đường cho bộ đội ta đi, phục vụ kháng chiến trường kỳ.
Trùng trùng lớp lớp gian khổ thời bấy giờ cũng chẳng bõ gì với những nữ thanh niên phơi phới tuổi đời đôi mươi ngày ấy. Không một lời kêu than, họ sát cánh bên nhau, bảo vệ nhau, cùng nhau đồng cam cộng khổ hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả là phục vụ chiến đấu cho quân mình. Trên mọi nẻo đường đầy bom đạn, lúc nào cũng vang vọng tiếng hát của những người con gái ấy: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi/Cho nên cuộc sống quý giá vô cùng/Phải sống sao đáng sống/Để chết đi không còn oán hận gì/Vì ta đã sống trọn cuộc đời cống hiến cho quê hương”.
Nhớ lại thời kỳ đó, nữ thanh niên xung phong Đỗ Thị Hiển (nay đã gần 90 tuổi) cho hay: “Thời đó khổ lắm, bữa ăn hàng ngày chỉ là những củ sắn, củ khoai. Năm thì mười họa mới được bữa cơm tử tế. Giữa núi rừng, tiếng súng, tiếng đạn, tiếng bom luôn ra rả quanh tai. Đường chưa kịp san xong thì bom lại rơi. Trong những đêm tối rét buốt, có thể chết bất cứ lúc nào nhưng tất cả đội viên thanh niên xung phong chúng tôi vẫn lao ra chiến đấu, cứu người bị thương”.
Với trí thông minh và tài năng y học thiên phú, Đỗ Hiển ngày ấy được coi như “thần y tái thế”, cứu nguy cho bao đồng đội trong cơn nguy cấp. Từ bệnh xương khớp đến mề đay, cô đều có thể chữa dứt chỉ nhờ những công thức dùng thảo dược gia truyền của dòng họ Đỗ Minh. Chỉ vài bát thuốc giã dùng để đắp và uống, cô đã giúp mọi người chiến thắng bệnh tật để vững mạnh cầm súng đánh đuổi quân giặc.
Bệnh tật bủa vây các nữ thanh niên xung phong
Là phận gái xông pha chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc, mối nguy hiểm đâu chỉ đến từ bom đạn của quân thù. Nào là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, dị ứng, nấm chân tay,… cho đến bệnh viêm phụ khoa, viêm nấm âm đạo,… các cô đều đôi ba lần kinh qua.
“Nhiều nữ TNXP trong đội tôi mắc bệnh phụ khoa lắm. Nhưng thời chiến làm gì có đủ các loại thuốc Tây như hiện nay, làm gì có điều kiện nằm bệnh viện, làm gì có cơ hội được chuyên tâm chữa bệnh. Chẳng quản đêm ngày, chúng tôi thường xuyên phải di chuyển theo đoàn kháng chiến, không có đủ điều kiện chăm sóc nên tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng”, cụ Hiển chia sẻ.
Khi ấy, bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là cơn ác mộng kinh hoàng nhất của các nữ TNXP. Nhưng giữa thời bom đạn, thiếu thốn đủ điều, nào có ai được vệ sinh, chữa bệnh cho cẩn thận. Họ đành chấp nhận chịu đựng, khổ sở lắm mới dám hé răng kêu coi đôi ba lần với đồng đội nơi hào sâu của mình. Chỉ khi biết đến cụ Hiển với tài y học hơn người, các cô mới đem những nỗi niềm thầm kín này mà “nhỏ to” chia sẻ với nhau.
Đêm đêm mất ngủ trước lời “cầu cứu” của đồng đội
Giữa những đêm mưa bom bão đạn không ngừng, những đêm mất ngủ vì phải san đường, lấp hố bom nhưng trong lòng nữ thanh niên xung phong trẻ không ngừng suy nghĩ về những lời tâm sự của đồng đội. Cùng là phận gái nên cô hiểu rõ nỗi khổ của chị em gặp phải.
Chính nhờ vậy, người con gái trẻ bắt đầu nhen nhóm trong mình khát khao chữa bệnh cho chị em, giúp mọi người bớt khổ. Tuy nhiên, cô gái Đỗ Hiển ấy ở trong cảnh đã khó càng thêm khó, có những ngày mưa bom đạn san lấp cả căn hầm các cô trú ẩn, lối thoát nào để đi tìm được thảo dược?
Lục lại trí nhớ của mình, nhớ về những bài giảng của cha, nhớ về những ngày cùng cha đi hái thảo dược, cô gái trẻ bắt đầu hành trình tìm kiếm thảo dược chữa bệnh chị em giữa núi rừng đầy rẫy bom đạn này.
Bắt tay tìm kiếm dược liệu quý chữa bệnh phụ khoa cho các nữ TNXP
Đúng là “cái khó ló cái khôn”, lương y Đỗ Hiển cũng coi đó là một lợi thế bởi những khu vực này có khá nhiều dược liệu quý. Trên mỗi tuyến đường di chuyển cùng đoàn kháng chiến, hễ gặp cây thuốc quý nào, cô gái trẻ lại nhanh chóng thu hái và mang theo bên người để sử dụng khi cần. May mắn thay, tại vùng rừng núi phía bắc này, cô gái đã vô tình bắt gặp trinh nữ hoàng cung và sa sàng tử – hai nguyên liệu chính thường được sử dụng trong các bài thuốc Nam chữa bệnh phụ khoa hiện nay.
Nhớ lại từng được cha ông truyền dạy, cô phát hiện đây là 2 thảo dược cực kỳ quý, chỉ được dùng cho những người hoàng tộc như hoàng hậu hay vua chúa để giữ gìn nhan sắc và cải thiện cuộc sống chốn phòng the.
Hơn nữa, nhớ lại những bài giảng của cha ông về y học cổ, vị đắng chát của trinh nữ hoàng cung cùng vị cay nồng, tính ấm của sa sàng tử khi hợp nhất với nhau sẽ cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên thích hợp sử dụng cho việc điều trị bệnh vùng kín.
Vậy là giữa những giờ nghỉ ngơi, cô hướng dẫn chị em giã nát thuốc vệ sinh vùng kín. Nhờ đó, không biết bao nhiêu nữ TNXP đã thoát khỏi các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh phụ khoa.
Như vậy, bằng sự lanh lợi, trí thông minh của mình, nữ lương y trẻ đã kết hợp vị đắng chát của trinh nữ hoàng cung cùng vị cay nồng, tính ấm của sa sàng tử nhằm trị ngứa vùng kín. Từ đó, cô đã cho ra đời những bát thuốc giã nát, dùng để xông, rửa vùng kín.
Tuy trinh nữ hoàng cung quý thật nhưng bài thuốc này chỉ thích hợp được với những chị em mới chớm bệnh phụ khoa ở giai đoạn đầu. Trong khi éo le ở chỗ, không ít nữ thanh niên mải mê với chiến đấu, để bệnh tiến triển nặng, gây đau rát, ngứa ngáy vùng kín đêm ngày ròng rã. Không nản lòng, lương y Đỗ Hiển tiếp tục tìm thêm thảo dược, nghiên cứu thêm để hoàn thiện bài thuốc uống chữa mọi chứng bệnh phụ khoa cho chị em. Đây cũng chính là “viên gạch” đầu tiên để cụ Hiển mở đường cho phương thuốc BÍ TRUYỀN chữa bệnh phụ khoa của dòng họ Đỗ Minh và vẫn được lưu truyền qua gần 3 THẾ KỶ.
Đến nay, thuốc nam chữa viêm phụ khoa dòng họ Đỗ Minh đã được chuyên gia khuyên dùng trong chương trình Vì sức khỏe của bạn (sóng đài H1). Điều này càng thêm khẳng định về hiệu quả của bài thuốc mà cụ Hiển đã có công khai phá.
>> Tìm hiểu thêm: Đài truyền hình Hà Nội giới thiệu bài thuốc nam chữa viêm phụ khoa Đỗ Minh Đường
Mời các bạn đón đọc tiếp Kỳ thảo nữ nhân: Hành trình mang bài thuốc phụ khoa Đỗ Minh từ rừng sâu về làng xóm (Kỳ 2) tại đây.
(Trích nguồn: drbacsi.com)